Xu hướng gia công phát triển phần mềm cho nước ngoài tại Việt Nam năm 2019 | Vietcetera
Billboard banner
04 Thg 11, 2019
Kinh DoanhXu Hướng Kinh Doanh

Xu hướng gia công phát triển phần mềm cho nước ngoài tại Việt Nam năm 2019

Để tìm hiểu về các xu hướng gia công phát triển phần mềm cho nước ngoài tại Việt Nam, cùng chúng tôi trao đổi với anh Giang Martin Trần và anh Kent Nguyễn

Xu hướng gia công phát triển phần mềm cho nước ngoài tại Việt Nam năm 2019

Xu hướng gia công phát triển phần mềm cho nước ngoài tại Việt Nam năm 2019

Theo công bố của AT Kearney, tính đến năm 2017, Việt Nam xếp thứ 6 trong top 55 quốc gia hấp dẫn nhất thế giới về gia công phần mềm. Với các thế mạnh sẵn có về công nghệ, dịch vụ tài chính, phát triển trò chơi, tích hợp phần mềm,… năm 2019 này, các khách hàng quốc tế còn đến Việt Nam để tìm kiếm những xu hướng mới như Trí tuệ nhân tạo, máy học, và blockchain.


Để tìm hiểu về tốc độ phát triển của nền công nghiệp gia công phát triển phần mềm trong nước, chúng tôi đã tìm đến hai trong số những chuyên gia trong lĩnh vực này: anh Giang Martin Trần, người sáng lập kiêm CEO của Restaff-House of Norway; và anh Kent Nguyễn, một doanh nhân đồng thời là cố vấn công nghệ tại 31Seven.


Cùng tham khảo bài viết bên dưới để có cái nhìn tổng quan về tương lai của ngành gia công phát triển phần mềm tại Việt Nam, cũng như cách mà hai anh thích ứng với những đổi mới và phát triển nguồn lực cho doanh nghiệp của mình trong lĩnh vực công nghệ.

Hai anh có thể chia sẻ một số xu hướng nổi bật trong trong năm nay được không?

Giang: Hiện tại, xu hướng nổi bật là phát triển các phần mềm liên quan đến bảo mật, thông tin, và dữ liệu. Những phần mềm này được phát triển để có thể bảo mật dữ liệu lớn, phân tích và phát triển doanh nghiệp.


Ngoài ra, còn có xu hướng bảo mật thông tin cá nhân, kể từ khi Quy định bảo vệ dữ liệu chung (General Data Protection Regulation – GDPR) được đưa vào áp dụng năm 2018 tại Liên minh châu u, chúng ta đã chứng kiến những sự thay đổi rõ rệt diễn ra tại khu vực này. Những công cụ phần mềm và giải pháp tuân thủ theo quy định GDPR cũng trở thành xu hướng tại châu u. Là đối tác của một số công ty tại Na Uy, vì thế xu hướng này cũng được chúng tôi chú trọng.


Thêm vào đó, với nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam, nhu cầu về năng lực và chế độ đãi ngộ cũng ngày càng tăng. Các nhà đầu tư muốn tỷ suất hoàn vốn chất lượng cao và họ sẵn sàng chi trả để có được điều đó. Ngày nay, khách hàng không thuê đội ngũ kỹ sư người Việt vì giá thành rẻ như trước kia, họ sẵn lòng đầu tư vào con người và chất lượng.

Xu hướng gia công phát triển phần mềm cho nước ngoài tại Việt Nam năm 20190

Anh Giang Martin Trần, người sáng lập kiêm CEO của Restaff-House of Norway.Kent: Theo tôi nhận thấy, ngày càng có nhiều công ty quốc tế và trong khu vực tìm đến Việt Nam để xây dựng nguồn lực công nghệ. Xu hướng này đã và đang rất phổ biến trong vài năm trở lại đây, song song với đó là năng lực và trách nhiệm của đội ngũ kỹ sư bản địa ngày càng được đánh giá cao hơn.


Khoảng 6-7 năm về trước, khi mới bắt đầu xây dựng công ty, tôi rất hiếm khi nhìn thấy những hoạt động gia công phát triển sản phẩm tại thị trường này. Ngày nay, tôi tận mắt chứng kiến làn sóng những nhà đầu tư, nhà sáng lập chọn Việt Nam làm điểm đến duy nhất cho việc xây dựng và phát triển sản phẩm phần mềm.

Trong số các dự án mà tôi đang tham gia, có ít nhất 10 trường hợp các đội quản lý của các công ty nước ngoài tìm đến Việt Nam xây dựng đội ngũ kỹ sư công nghệ và kỳ vọng họ có thể tự vận hành. Ngày nay, cũng rất dễ để nhìn thấy sự phát triển của những nhóm ngành dịch vụ liên quan đến công nghệ.

Xu hướng gia công phát triển phần mềm cho nước ngoài tại Việt Nam năm 20191

Anh Kent Nguyễn, doanh nhân đồng thời là cố vấn công nghệ tại 31Seven.Một sự kiện đáng nhớ của doanh nghiệp trong năm qua là gì?

Giang: Theo tôi quan niệm, những khoảnh khắc đáng nhớ không ở đâu xa, nó có thể xuất hiện bất chợt trong những cuộc đối thoại hằng ngày, hoặc những buổi thảo luận để khắc phục khó khăn trong một dự án. Vì thế, việc trò chuyện với các thành viên trong đội của mình hằng ngày là cơ hội để tôi có thể cập nhật những kiến thức mới, cũng như trực tiếp lắng nghe mong muốn, suy nghĩ của họ.

Tuy nhiên, khoảng đầu năm nay là lần đầu tiên chúng tôi bị ảnh hưởng bởi việc thay đổi nhân sự. Lúc đó, chúng tôi đã phải ứng biến nhanh chóng, đồng thời phải giữ vững tinh thần để có thể mang đến những sản phẩm tốt nhất. Đối với tôi, đó là một trong những khoảnh khắc đẹp và rất ý nghĩa. Nhìn lại, tôi tin rằng chúng tôi đã cùng nhau cố gắng để có thể xây dựng một môi trường làm việc tốt và mạnh mẽ.

Trong quá trình mở rộng doanh nghiệp, việc thay đổi nhân sự là khó tránh khỏi, và đôi khi, thay đổi nhân sự ở tỉ lệ nhỏ còn mang đến những thay đổi tích cực cho doanh nghiệp. Điều này phụ thuộc rất lớn vào việc các thành viên trong công ty phản ứng và thích nghi với những thay đổi này như thế nào.

Xu hướng gia công phát triển phần mềm cho nước ngoài tại Việt Nam năm 20192

“Việc trò chuyện với các thành viên trong đội của mình hằng ngày là cơ hội để tôi có thể cập nhật những kiến thức mới, cũng như trực tiếp lắng nghe mong muốn, suy nghĩ của họ.”Lòng khoan dung và tư duy cởi mở là yếu tố vô cùng quan trọng để cả đội ngũ có thể cùng nhau làm việc hiệu quả, tăng hiệu suất và cải tiến mỗi ngày. Những ý tưởng sáng tạo đột phá xuất hiện khi mà các thành viên trong đội ngồi lại với nhau, đưa ra quan điểm và đóng góp phản biện. Tại Restaff, chúng tôi hướng đến một môi trường làm việc mà mọi thành viên ai cũng có thể phát triển và làm việc cùng nhau. Suy cho cùng, chỉ khi xây dựng được một môi trường như vậy thì mới tạo ra sự hài lòng cho đội ngũ của mình.

Kent: Công ty của tôi tập trung vào việc cung cấp các giải pháp công nghệ toàn diện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) ở mọi cấp độ. Khoảnh khắc đáng nhớ là khi chúng tôi phát hiện có một nhu cầu rất lớn ở trong và ngoài nước cho một trong những dịch vụ chính mà chúng tôi cung cấp (Trí tuệ doanh nghiệp – Business Intelligence). Và có một công thức tiềm năng có thể áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động trong phân khúc hẹp và khó tìm thấy giải pháp này. Đó là “cột mốc huyền thoại” trong chặng đường khởi nghiệp, và đóng vai trò quan trọng trong việc tìm ra hướng đi sắp tới.

Hai anh có thể đưa ra một vài dự đoán về xu hướng phát triển của ngành gia công phát triển phần mềm tại Việt Nam trong năm 2020 và những năm tiếp theo?

Giang: Xu hướng xây dựng đội ngũ kỹ sư phần mềm tại Việt Nam đang phát triển hơn bao giờ hết, điều đó đồng nghĩa với việc nhu cầu tìm kiếm nguồn nhân tài công nghệ cũng ngày càng gia tăng.

Thử thách lớn nhất của việc gia công phát triển phần mềm tại Việt Nam bây giờ là làm thế nào để thu hút và níu giữ nguồn lực và nhân tài. Bạn phải học cách thu phục nhân tài, đồng thời cũng phải biết cách phát triển nguồn nhân lực sẵn có. Muốn vậy, bạn phải tạo ra một môi trường làm việc tốt và tìm kiếm những dự án thú vị.

Xu hướng gia công phát triển phần mềm cho nước ngoài tại Việt Nam năm 20193

“Ngày càng có nhiều senior và nhân viên cấp quản lý muốn có thời gian cho những công việc, dự án cá nhân ngoài công việc văn phòng.”Kent: Các xu hướng phát triển phần mềm tại Việt Nam đang bám sát sao những xu hướng mới tại các thị trường phát triển. Dựa vào đó, chúng ta có thể dự đoán rằng làm việc với dữ liệu lớn sẽ là một trong những đề tài nóng trong thời gian sắp tới.

Theo quan điểm của tôi, chúng ta sẽ tiếp tục nhìn thấy một nhu cầu khổng lồ cho ngành Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence), cũng như những dự án xây dựng hệ thống Trí tuệ doanh nghiệp, phát triển các mô hình Máy học (Machine Learning) nhằm giúp đỡ SMEs giải quyết các vấn đề dựa trên cơ sở dữ liệu mà họ đang có.

Ngày càng có nhiều công ty quốc tế gia nhập thị trường Việt Nam, làm thế nào để có thể cạnh tranh, tuyển dụng và giữ chân nhân tài? Với doanh nghiệp của mình, các anh làm gì để cạnh tranh?

Giang: Chế độ đãi ngộ ngày càng được chú trọng tại Việt Nam trong vòng chục năm trở lại đây, bao gồm những lợi ích cộng thêm như cà phê miễn phí hay những chuyến du lịch tập thể, ăn uống ngoài giờ,… Nhưng giá trị thật sự không nằm ở những đãi ngộ này, mà là ở việc xây dựng một môi trường với văn hoá và tác phong làm việc tốt. Hiện tại, những ưu đãi đó hầu như công ty nào cũng có, thế nên nó chỉ mang lại những điểm cộng rất nhỏ giúp bạn giữ chân nhân tài.

Tại Restaff, chúng tôi muốn tạo ra một môi trường linh động, thúc đẩy tinh thần tự chủ, khiến nhân viên cảm thấy tự hào và có động lực. Chúng tôi nghĩ về cảm giác của nhân viên, muốn biết họ có hài lòng với công việc không, có cảm thấy được thử thách trong mức độ vừa phải hay có được đối xử công bằng hay không. Chúng tôi chỉ nhận những dự án dài hạn với khách hàng, nhằm tạo ra sự ổn định và có đủ thời gian để cân nhắc thấu đáo mọi thứ. Và nhân viên có quyền được nói ra những suy nghĩ của mình nếu họ cảm giác có gì đó sai trái mà không phải e sợ hậu quả.

Xu hướng gia công phát triển phần mềm cho nước ngoài tại Việt Nam năm 20194

“Nếu không tôn trọng giá trị con người, tôi không biết bạn sẽ làm thế nào để phát triển bền vững.”

Kent: Ở thời điểm hiện tại, rất khó để tuyển dụng được người giỏi khi có quá nhiều công ty lớn cạnh tranh, đặc biệt là với những người có kinh nghiệm làm việc lâu năm. Vì vậy, nhiều công ty sẵn lòng làm mọi cách để giữ chân nhân sự, từ ăn uống miễn phí, đầu tư cơ sở vật chất đến những hoạt động xây dựng văn hoá công ty, quản trị nhân sự. Tôi chưa thấy một đội ngũ tốt nào mà không có những ưu đãi này như một phần cố định trong bản mô tả công việc của họ. Trên thực tế, ở thời điểm này, những công ty không có chế độ đãi ngộ tốt rất khó để có thể thuê được người tài chỉ với lương bổng.

Những doanh nghiệp đòi hỏi người cố vấn giàu kinh nghiệm tại nhiều lĩnh vực khác nhau, thì dĩ nhiên, lượng và đãi ngộ không thôi vẫn chưa đủ. Điều mà tôi làm là cho phép họ được làm việc tự do hoặc làm việc theo từng dự án. Ngày càng có nhiều senior và nhân viên cấp quản lý muốn có thời gian cho những công việc, dự án cá nhân ngoài công việc văn phòng. Đội của tôi làm việc hoàn toàn tự do ngay từ những ngày đầu, và cách làm việc này vẫn hợp lý đến tận bây giờ khi giải quyết những mục tiêu ngắn hạn.

Theo hai anh, các khách hàng nước ngoài đã thay đổi cái nhìn về việc gia công tại thị trường đang phát triển như thế nào, đặc biệt là tại Việt Nam?

Giang: Kể từ khi bắt đầu năm 2008, cách làm việc của chúng tôi với khách hàng đã rất linh động. Chúng tôi xem khách hàng là người nhà, khuyến khích đội ngũ của mình tự giác làm việc và tự chịu trách nhiệm cho các quyết định của mình. Restaff không chỉ đơn giản là một công ty gia công phần mềm, chúng tôi cùng nhau đương đầu với thử thách. Tôi tin vào tinh thần tự giác, càng hiểu rõ tính chất công việc và cầu tiến trong việc hợp tác, chúng ta càng gắn bó và học hỏi được nhiều điều hơn. Khách hàng của chúng tôi luôn được khuyến khích để tạo ra một đội ngũ xuyên biên giới, họ được mời đến Việt Nam hai lần mỗi năm, và tương tự, họ cũng chào đón chúng tôi đến tham quan nơi làm việc của họ.

Đây là cách tiếp cận và xây dựng niềm tin trong mối quan hệ lâu dài. Gia công không phải là mô hình mới, nhưng trước đây bị cản trở bởi sự thiếu nhất quán, và máy móc. Chúng tôi không muốn trở thành một xưởng sản xuất máy móc, chúng tôi muốn giúp mọi người rèn luyện tư duy cởi mở, và phát triển thế mạnh của họ. Chúng tôi hướng đến sự gần gũi để khách hàng biết được đội ngũ kỹ sư mà họ đang cộng tác cùng là ai.

Có nhiều người cho rằng cách tiếp cận của chúng tôi quá thân mật, trong khi đây là môi trường kinh doanh. Nhưng với chúng tôi, suy cho cùng, mọi sản phẩm công nghệ đều chỉ là công cụ để trợ giúp con người, muốn phát triển, phải đặt con người làm cốt lõi. Cách chúng tôi làm việc là cùng nhau trao đổi, thảo luận và lắng nghe. Nếu không tôn trọng giá trị con người, tôi không biết bạn sẽ làm thế nào để phát triển bền vững.

Kent: Trong quá trình 10 năm làm việc với khách hàng nước ngoài, chúng tôi thường phục vụ khách hàng đến từ những quốc gia phát triển như Singapore, Mỹ, và châu u. Gần đây, tôi may mắn có cơ hội làm việc cùng khách hàng từ các quốc gia đang phát triển như Myanmar và Samoa. Đây là những khu vực mà công nghệ dường như không có hoặc đang chỉ ở giai đoạn sơ khai so với Việt Nam.

Những dự án này khiến tôi thay đổi quan điểm của mình, cụ thể là về việc xác định khối lượng công việc. Một dự án công nghệ không còn là một hợp đồng dịch vụ, xây dựng website, hay ứng dụng điện thoại trong một khoảng thời gian nhất định được yêu cầu bởi khách hàng nữa. Giờ đây, định nghĩa một dự án của tôi được mở rộng ra khỏi phạm vi lập trình và cung cấp phần mềm. Nó bao gồm cả xây dựng quy trình làm việc, đào tạo và làm việc chung với đội ngũ của khách hàng trong một thời gian dài để đảm bảo hệ thống hoạt động trơn tru và thật sự giải quyết vấn đề của doanh nghiệp. Đó là cả một cuộc cách mạng từ việc chỉ đơn thuần phát triển phần mềm.

Các “nhà máy sản xuất startups” (venture builders) ngày nay muốn tìm kiếm những đội ngũ có thể tự mình vận hành các hệ thống trực tuyến của mình từ xa để tiết kiệm chi phí. Nói một cách dễ hiểu, họ không chỉ tìm “những người biết lập trình”, mà họ cần và muốn “những người có thể tự mình xây dựng và vận hành hệ thống”.

Xem thêm:

[Bài viết] Precita: Công cuộc chuyển đổi số của một thương hiệu