5 Lời khuyên giúp Start-up chống chọi COVID-19 khi chưa có hỗ trợ từ nhà đầu tư | Vietcetera
Billboard banner
Một chút thời gian, một hành trình sức khỏe tuyệt vời đang chờ bạn! 🌸 Tham gia khảo sát nhé!Bắt Đầu
16 Thg 04, 2020

5 Lời khuyên giúp Start-up chống chọi COVID-19 khi chưa có hỗ trợ từ nhà đầu tư

Việc thu hút vốn đầu tư đang rất khó khăn khi nhiều quỹ hay cá nhân đang hạn chế việc đổ vốn vào các dự án mới. Vậy thì, các startup nên làm gìi?

5 Lời khuyên giúp Start-up chống chọi COVID-19 khi chưa có hỗ trợ từ nhà đầu tư

Theo kết quả khảo sát (ngày 2-3/3) cho hơn 1.200 doanh nghiệp của Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân, phần lớn doanh nghiệp đang chịu ảnh hưởng tiêu cực từ COVID-19. Trong đó, số doanh nghiệp quy mô nhỏ (dưới 100 lao động) tham gia khảo sát chiếm 75% và không ít trong số đó là các Start-up.

Những định hướng nào sẽ giúp Start-up vượt qua thời kỳ khó khăn này? Sau đây là tổng hợp 5 lời khuyên từ các quỹ và nhà đầu tư.

1. Tập trung vào dòng tiền

Tập trung quản lý dòng tiền hiện tại để sử dụng thật tối ưu sizesmaxwidth 1200px 100vw 1200px
Tập trung quản lý dòng tiền hiện tại để sử dụng thật tối ưu.

Trong giai đoạn này, thị trường chứng khoán và nguồn vốn sẽ giảm mạnh. Chủ yếu do các quỹ và nhà đầu tư có xu hướng cắt giảm đầu tư mới và chỉ tập trung vào những startup đã đầu tư trước đó. Vậy nên việc huy động thêm vốn trong giai đoạn này gặp khá nhiều khó khăn.

Theo ông Reima Linnanvirta, một Nhà đầu tư thiên thần (Angel Investor).

Việc của các startup trong giai đoạn này là tập trung quản lý dòng tiền sẵn có để đảm bảo duy trì hoạt động ổn định, trong lúc chờ đợi những tín hiệu tốt hơn từ thị trường.

Ông Nguyễn Đức Tài – Chủ tịch tập đoàn Thế giới di động cũng cho rằng trong giai đoạn này cần ưu tiên đảm bảo dòng tiền kinh doanh nên các dự án đầu tư dài hạn, mở rộng nên được hoãn lại.

2. Điều chỉnh cơ cấu chi phí

Đây là lời khuyên được đưa ra nhiều nhất bởi các nhà đầu tư, quản lý quỹ cũng như giám đốc điều hành của các công ty đưa ra cho startup để đối phó với giai đoạn này. Việc cắt giảm chi phí sẽ giúp doanh nghiệp có thêm nguồn tiền để duy trì hoạt động và gia tăng lợi thế cạnh tranh.

Trước khi thực hiện cắt giảm cần xem xét lại cơ cấu chi phí của doanh nghiệp, hay cụ thể là các chi phí cố định và biến đổi.

Với doanh nghiệp bán lẻ, điển hình như Thế Giới Di Động, chi phí như nhân công, chi phí thuê mặt bằng ban đầu được tính vào chi phí cố định. Nhưng công ty đã thay đổi cách vận hành để biến trạng thái cố định thành linh động.

Liệu có thể cắt giảm chi phí cố định hay biến nó thành chi phí biến đổi hay không là những gì startup cần suy nghĩ sizesmaxwidth 1200px 100vw 1200px
Liệu có thể cắt giảm chi phí cố định hay biến nó thành chi phí biến đổi hay không là những gì start-up cần suy nghĩ.

Một ví dụ khác cho việc cắt giảm chi phí cố định hay chuyển thành chi phí biến đổi là:

Sau khi rà soát lại, doanh nghiệp phát hiện những khoản chi không cần thiết, thậm chí lãng phí. Ngoài việc thương lượng với chủ nhà giảm giá tiền thuê, doanh nghiệp cũng cân nhắc những phương án khác như tìm kiếm địa điểm thuê mới với giá rẻ hơn, cho thuê lại một phần tòa nhà công ty hay chuyển những cửa hàng thành kho lưu động cho hàng hóa…

– Theo Chị Hoa Quỳnh – Quản lý vận hành cho một startup về thời trang.

3. Phân tích lại nguồn doanh thu

Tùy theo đặc thù sản phẩm và mô hình kinh doanh mà mức độ và xu hướng ảnh hưởng của COVID-19 lên mỗi doanh nghiệp khác nhau. Dịch bệnh có thể làm gia tăng, trì hoãn hay làm giảm nhu cầu sử dụng với từng loại hình sản phẩm, dịch vụ cụ thể.

Doanh nghiệp nên bắt đầu đánh giá lại danh sách khách hàng cho nguồn doanh thu của mình. Bởi nhiều khách hàng có thể đang phải chiến đấu với dịch bệnh và họ sẽ cắt giảm phần lớn chi tiêu.

– Theo gợi ý của Tom Henriksson – Giám đốc điều hành tại OpenOcean.

Với tình huống này, doanh nghiệp cần tiếp tục tìm kiếm khách hàng mới để đảm bảo giữ nguồn thu ổn định. Doanh nghiệp cũng cần thực hiện những đánh giá chuyên sâu về thị trường, khách hàng, nhu cầu, rủi ro và thách thức đối với doanh nghiệp trong giai đoạn này để thay đổi hướng đi phù hợp.

Tìm ra cách để duy trì doanh thu khi danh sách khách hàng sụt giảm sizesmaxwidth 1200px 100vw 1200px
Tìm ra cách để duy trì doanh thu khi danh sách khách hàng sụt giảm.

4. Tìm hướng đi mới, phát huy sáng tạo để dẫn đầu

Nhiều doanh nghiệp là các công ty kỳ lân trong ngành được ra đời ở những giai đoạn suy thoái. Điều này cho thấy sự khan hiếm về nguồn lực, tài nguyên sẽ là động lực để doanh nghiệp phát huy sáng tạo và có cơ hội bứt phá trở thành công ty dẫn đầu.

– Theo nhận định của bà Inka Mero, người sáng lập Voima Ventures.

Một số ý kiến cho rằng đây là cơ hội để các doanh nghiệp khởi nghiệp tập đi trên đôi chân của mình. Bằng cách kiểm soát tốt chi tiêu, thay đổi mô hình kinh doanh và nỗ lực phát triển, họ có thể hoạt động tốt mà không cần phụ thuộc nhiều vào các đầu tư bên ngoài, kể cả khi đã hết dịch.

5. Đảm bảo sức khỏe thành viên trong công ty

Nhân lực là một trong những yếu tố tiên quyết giúp bạn tìm thấy các hướng đi mới sizesmaxwidth 1200px 100vw 1200px
Nhân lực là một trong những yếu tố tiên quyết giúp bạn tìm thấy các hướng đi mới.

Theo bà Inka Mero – Người sáng lập và quản lý điều hành tại Voima Ventures:

Để startup vượt qua giai đoạn khó khăn này thì trước hết từng thành viên trong nhóm phải khỏe mạnh để có thể tiếp tục làm việc hiệu quả. Quản lý khi đó cần thể hiện được khả năng lãnh đạo của mình, duy trì tinh thần làm việc cho mọi người và luôn trao đổi rõ ràng về định hướng của công ty với từng thành viên.

Bài viết được thực hiện bởi Adele Doan.

Xem thêm:
[Bài viết] Làm sao để sống sót qua COVID-19? Lời khuyên của các nhà đầu tư dành cho giới khởi nghiệp
[Bài viết] Vietnamese Innovator: Homebase — Startup hiện thực hóa ước mơ sở hữu nhà của người trẻ Việt