Việt Nam hậu COVID-19: Khi đại dịch qua đi, chỉ còn những nếp sống mới ở lại | Vietcetera
Billboard banner
Một chút thời gian, một hành trình sức khỏe tuyệt vời đang chờ bạn! 🌸 Tham gia khảo sát nhé!Bắt Đầu

Việt Nam hậu COVID-19: Khi đại dịch qua đi, chỉ còn những nếp sống mới ở lại

Trước bối cảnh các quốc gia đang ráo riết chống lại COVID-19, có một điều chắc chắn rằng đại dịch này sẽ thay đổi cục diện xã hội.

Việt Nam hậu COVID-19: Khi đại dịch qua đi, chỉ còn những nếp sống mới ở lại

Cập nhật về những thay đổi trong cuộc sống giữa Đại dịch COVID-19 tại đây.

Trước bối cảnh các thành phố và quốc gia đang ráo riết chống lại COVID-19, có một điều chắc chắn rằng đại dịch này sẽ thay đổi cục diện xã hội; tương tự như cách mà khủng hoảng tài chính năm 2008 hay sự kiện 09/11 đã thay đổi thế giới chỉ sau một đêm.

Tuy rằng tương lai phía trước còn mơ hồ, chúng ta vẫn có thể mường tượng tương lai với một chút chắc chắn. Những xu hướng cho một cuộc sống mới đã nhanh chóng hình thành. Trong bối cảnh của đại dịch, người dân [và doanh nghiệp] buộc phải tìm ra cho mình những lối sống mới để thích nghi.

Giờ đây, công nghệ là cách mới để tương tác, làm việc và tồn tại. Hãy cùng Vietcetera nhìn vào những mặt trong đời sống mới tại Việt Nam bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi đại dịch này.

Ứng dụng khoa học

Khủng hoảng của một chủng bệnh hoàn toàn mới đã giúp mọi người nhận ra tầm quan trọng của kiến thức chuyên môn. Nhiều người tìm kiếm cho mình những tin tức từ chính giới y khoa, đồng thời hoài nghi các tin tức có phần mâu thuẫn và không có bằng chứng khoa học rõ ràng.

Nhằm hỗ trợ đưa thông tin chính xác đến đọc giả, mạng xã hội Twitter đã thông báo ứng dụng mới cho dấu tích xanh của mình. Con dấu sẽ đảm bảo tính xác thực của thông tin về virus corona mà một tài khoản bất kì cung cấp. Tương tự, Google cũng đã phát triển Chuyên trang cung cấp các cập nhật chính xác liên quan đến đại dịch COVID-19. Các đơn vị truyền thông như New York Times và Wall Street Journal nhận được một lượng truy cập cao kỷ lục nhờ việc đọc giả đã bắt đầu hướng đến các cổng thông tin chính xác và kịp thời về virus corona.

Việt Nam hậu COVID19 Khi đại dịch qua đi chỉ còn những nếp sống mới ở lại0
Con dấu của Twitter sẽ đảm bảo tính xác thực của thông tin về virus corona. | Nguồn: Unsplash

Nét thịnh hành trong việc đi tìm nguồn tin minh bạch dường như sẽ còn dài. Nhưng với những thay đổi của mạng xã hội, tin giả sẽ được phát tán dễ hơn, và sẽ không chỉ dừng lại ở tin sức khỏe.

Mua sắm chỉ với một cú click

Không như việc mua sắm các thiết bị điện tử hay đặt thức ăn mang đi thông qua các ứng dụng giao hàng, các thực phẩm tươi hầu hết vẫn được mua trực tiếp. Nhưng do các biện pháp cách ly xã hội, mật độ mua sắm thực phẩm trực tuyến đang tăng cao hơn bao giờ hết — sự phát triển này có thể dẫn đến những thay đổi lâu dài cho ngành bán lẻ.

Theo báo cáo tháng 3 của Ipsos MORI, 57% người tiêu dùng Việt Nam đã chuyển sang mua hàng trực tuyến đối với các mặt hàng mà trước đây họ thường mua tại chỗ. Nhờ vậy, cuộc cạnh tranh giữa các ứng dụng mua sắm trực tuyến tại Việt Nam đã leo thang hơn trong vài tuần trở lại đây. Nhưng đến bây giờ, vẫn chưa có ai thật sự thâu tóm được thị trường.

Trong lúc thị trường đang chứng kiến những cột mốc mới về mua sắm trực tuyến, sự thay đổi trong thói quen tiêu dùng này sẽ lột tả được bối cảnh của những năm tháng tiếp theo. Khi cuộc sống đã trở lại bình thường, thói quen đi siêu thị qua màn hình có thể sẽ tiếp tục phổ biến.

Việt Nam hậu COVID19 Khi đại dịch qua đi chỉ còn những nếp sống mới ở lại1


Thanh toán vô trùng

Trước những lời khuyên về việc thường xuyên khử khuẩn các bề mặt công cộng, nhiều người đã lo ngại về việc sử dụng tiền mặt — một loại giấy đặc biệt nhiều vi khuẩn.

Các quốc gia khác như Trung Quốc đang dần chuyển sang hình thức không tiền mặt, thay vào đó là sử dụng các nền tảng thanh toán di động hoặc qua mã quét QR như WeChat hay AliPay. Mỹ cũng đang đi đầu xu hướng với mật độ giao dịch qua di động khá cao.

Việt Nam hậu COVID19 Khi đại dịch qua đi chỉ còn những nếp sống mới ở lại2
Thanh toán không tiền mặt đang ngày càng phổ biến hơn.

Tuy nhiên, tại Việt Nam, tiền mặt luôn làm chủ. Thị trường ví điện tử vẫn còn khá non nớt, với các đơn vị đầu ngành như MoMo, ZaloPay, AirPay, SenPay, Moca vẫn còn đang trên một cuộc đua dài.

Tuy nhiên, đại dịch lần này sẽ có thể sẽ là một “đòn bẩy” cho nhiều giao dịch điện tử hơn, dần dà loại bỏ hình thức thanh toán tiền mặt khi giao hàng.

Văn phòng tại gia

Thực trạng làm việc và tác nghiệp từ xa của người làm công sở được xem như một bước tiến mới. Hiển nhiên, những người ủng hộ và quảng bá rộng rãi phong trào này là các nhà sáng lập của Slack, Zoom, Teams và các ứng dụng khác cho doanh nghiệp.

Trong lúc các doanh nghiệp đang gặp không ít khó khăn vì những hệ thống thay thế, các nhân viên lại đang dần khám phá ra những điểm mạnh và yếu của việc ngồi làm tại nhà. Đối với những ai không có một không gian làm việc riêng biệt tại nhà, thời gian tới sẽ là một thử thách hơn là một giải thưởng.

Tuy rằng những thay đổi này có phần nhiều tích cực, nhiều người sẽ gặp khó khăn để trở lại nơi làm việc, đặc biệt là những người ở xa, một khi nền kinh tế quay lại toàn lực. Và nó sẽ là một thế mạnh cho nhà tuyển dụng nếu họ nắm được nhu cầu này.

Chăm sóc sức khỏe từ xa

Y tế từ xa cũng là một lĩnh vực được đẩy mạnh trong năm nay. Trong lúc các bệnh viện đang phải từ chối nhận bệnh nhân do quá tải, người dân bắt đầu quay sang các hệ thống y tế từ xa nhiều hơn và sử dụng dịch vụ chẩn đoán tình trạng tại nhà.

Các dịch vụ y tế từ xa hiện đang làm việc rất hiệu quả, từ việc chăm sóc các bệnh nhân lâm sàng đến việc trấn an tinh thần cho những người đang quan ngại về đại dịch. Những công ty như Jio Health — một mô hình khởi nghiệp về y tế toàn diện, được xây dựng nhằm phục vụ cho khu vực Đông Nam Á — đang trên đà sở hữu ngày một nhiều thị phần hơn.

Việt Nam hậu COVID19 Khi đại dịch qua đi chỉ còn những nếp sống mới ở lại3
Jio Health là ứng dụng thăm khám bệnh, sức khoẻ tại nhà chất lượng.

Các nhà cung cấp y tế tại Trung Quốc và Mỹ cũng đang chứng kiến sự thay đổi ngoạn mục về tốc độ trong quy trình pha chế thuốc kê đơn ban đầu. Các nước đang nhanh chóng thay đổi quy định và thông qua luật pháp để hỗ trợ tăng tốc công cuộc số hoá các hệ thống y tế của họ. Các hành vi tiêu dùng trong y tế thường khó thay đổi. Nhưng với hàng triệu người dân đang bị giới hạn trong chính ngôi nhà của mình và được khuyến cáo hạn chế đến các phòng khám để tránh lây nhiễm chéo, ý thức chăm sóc sức khỏe sẽ được đầu tư đúng mức hơn, không chỉ tại thời điểm này mà kể cả khi đại dịch đã qua đi.

Kết nối cộng đồng trực tuyến

Giữa bối cảnh cách ly toàn quốc, cộng đồng đã tìm ra cách mới để kết nối: không gian số. Với nguyện vọng xoá nhoà nỗi sợ, cá nhân và doanh nghiệp đã sáng tạo nhiều phương thức để mang đến văn hoá và nghệ thuật cho công chúng thông qua các nền tảng mạng xã hội như TikTok, Twitter, Facebook — những nền tảng hiện đang đạt mức tiêu dùng kỷ lục.

Với nhiều buổi diễn bị hủy, các nghệ sĩ chuyển sang tổ chức buổi diễn độc tấu tại phòng ngủ của mình. Các nhà hát đang sản xuất nhiều chương trình nghệ thuật trực tuyến, và khán giả có thể tìm đến những buổi diễn tầm cỡ quốc tế nhờ ứng dụng livestream. Ngoài ra còn có các lớp yoga và thiền miễn phí.


View this post on Instagram



Sending you all love and healthhh from OUR HOUSE TO YOURS ❤️ #Homefest @j_corden. #FutureNostalgia out nowwww
A post shared by DUA LIPA (@dualipa) on Mar 31, 2020 at 3:00am PDT

Bảo tàng và các phòng tranh lớn đang trở nên sáng tạo hơn với các chuyến tham quan sử dụng công nghệ thực tế ảo. Trong lúc khán giả toàn cầu đang tận hưởng cả thế giới qua màn hình phẳng, từ tham quan bảo tàng Vatican đến thực hành Vinyasa yoga tại nhà, đời sống kỹ thuật số của chúng ta đang được nâng cao hơn bao giờ hết.

Ảnh bìa: New York Times

Xem thêm:

[Bài viết] 6 Cách quản lý để team #WFH làm việc hiệu quả

[Bài viết] Ăn uống lành mạnh khi làm việc tại nhà