3 Xu hướng F&B dự báo ngành công nghiệp "ăn uống" trong tương lai | Vietcetera
Billboard banner

3 Xu hướng F&B dự báo ngành công nghiệp "ăn uống" trong tương lai

Viễn cảnh đi chợ online trở thành thói quen, và các nhà hàng bắt đầu quản lý chuỗi cung ứng qua ứng dụng trực tuyến, tất cả đều không còn xa vời ở thời đại công nghệ.
3 Xu hướng F&B dự báo ngành công nghiệp "ăn uống" trong tương lai

Nguồn: Unsplash.

ODA - Order, So Easy - Xu hướng quản lý chuỗi cung ứng qua app

Với tốc độ phát triển công nghệ không ngừng, bạn đã bao giờ thắc mắc mình sẽ trải nghiệm ăn uống bằng cách nào trong thập kỷ tới chưa?

Từ 2019, báo cáo từ IBM 2019 cho thấy thị trường F&B Việt Nam đang trở nên hấp dẫn và tiềm năng nhất trên bản đồ thế giới khi lọt top 10 Châu Á về mức độ tăng trưởng. Đến nay khi đã bước vào giai đoạn ổn định, xu hướng số hóa (digitalize) trong F&B được dự báo sẽ lên ngôi qua những bữa ăn giao hàng “một chạm”.

Dưới đây sẽ là 3 xu hướng F&B trước ảnh hưởng của thương mại điện tử, giúp bạn mường tượng cách tiêu dùng thực phẩm trong tương lai cho riêng mình.

1.“Đi chợ” online: Khi thịt cá tươi sống cũng được giao tận nhà

Đi chợ online là hình thức mua sắm qua app hoặc website giúp bạn “chốt đơn” chỉ trong vài cú chạm.

Trong tương lai, hình thức đi chợ online được dự báo sẽ trở nên phổ biến đến mức bạn quen với việc ngồi nhà để “tra cứu” các loại thịt, cá, rau củ cần mua thay vì đều đặn ra chợ mỗi sáng.

Không những thế, app giao hàng còn cung cấp đầy đủ nguồn gốc, giá cả, thương hiệu của loại thực phẩm bạn mua, giúp tinh gọn quy trình đi chợ, tiết kiệm cho bạn rất nhiều thời gian.

alt
Nhờ công nghệ "đi chợ" online trên thương mại điện tử, ta chỉ cần ngồi yên vị tại nhà cũng có rau củ tươi ngon tự động "ship" đến | Nguồn: Unsplash.

Từ đâu mà xu hướng này được dự báo nở rộ? Theo báo cáo “Xu hướng đặt hàng ăn uống tại Việt Nam năm 2022” được thực hiện bởi Q&Me, các ứng dụng đặt hàng (delivery app) đã trở thành lựa chọn yêu thích của đa dạng mọi nhóm tuổi sau đại dịch, với nhóm 18 – 25 tuổi chiếm đến 81%.

Đón đầu xu hướng này, các ứng dụng ride-hailing (dịch vụ gọi xe) như Grab, BAEMIN, Be và GoJek đã chuyển sang giao cả thực phẩm tươi sống, thịt cá và rau xanh thay vì chỉ tập trung vào dịch vụ chở khách như trước đây. Song song, các chuỗi siêu thị lớn như WinMart, LOTTE Mart và BigC đều đã thiết lập website cho phép bạn đặt hàng heo, bò, gà… để giao hàng tận nơi.

Các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Sendo và Tiki cũng nhập cuộc khi bắt đầu bán những sản phẩm ăn uống, đa dạng hóa ngành hàng hệt như một “siêu thị trực tuyến”.

alt
Giao diện "đi chợ" lựa hàng online trên app Grab | Nguồn: GrabMart.

Làn sóng E-commerce này đã tác động thế nào đến doanh nghiệp và người tiêu dùng? Đầu tiên, việc mua sắm online tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận với mọi mặt hàng họ muốn chỉ trong thời gian ngắn, nhanh chóng và tiện lợi. Không dừng lại ở đó, E-commerce còn giúp giảm đáng kể gánh nặng tài chính của các doanh nghiệp F&B nhỏ lẻ khi phải duy trì chi phí vận hành các cửa hàng offline.

2. Mua sắm đa kênh: Thích mua ở đâu, chốt đơn ở đấy

Bên cạnh sự tiện lợi, khảo sát từ Linnworks cho thấy 81% khách hàng mong muốn một trải nghiệm mua sắm liền mạch từ bước đầu tiếp cận thông tin cho đến lúc quyết định “chốt đơn”. Đây còn gọi là "omnichannel" hay bán hàng đa kênh.

Bạn đã bao giờ search một món ăn bất kỳ, ví dụ “Mì Udon” trên Google, và cả tối hôm đó Facebook bạn lướt chỉ toàn các nhà hàng Udon hấp dẫn gần bạn?

Không những Facebook, mà có thể cả Instagram story cũng cho bạn những kết quả hấp dẫn khác để tạo nên một hành trình “tìm hiểu” món ăn khép kín. Sau bước đầu tra cứu, nếu có nhã hứng bạn có thể bấm nút để nhờ nhân viên tư vấn giá menu, chỗ ngồi và không gian quán, trước khi quyết định lên kế hoạch đi ăn thật.

Bằng cách này, khách hàng sẽ luôn cảm thấy mình được hỗ trợ và chăm sóc. Xu hướng đa kênh này cũng cho phép bạn “chốt đơn” ở bất kỳ điểm chạm nào trên hành trình mua sắm của mình.

alt
Từ xu hướng mua sắm đa kênh (omnichannel), khách hàng ngày càng chuộng thói quen gặp sản phẩm ở đâu, chốt đơn luôn ở kênh đấy | Nguồn: Unsplash.

Song, để đáp ứng phản hồi tích cực với khách hàng ở mọi điểm chạm, bản thân doanh nghiệp F&B cần tối ưu khâu quản lý chuỗi cung ứng của mình để giúp việc đa kênh tích hợp diễn ra thuận lợi. Quá trình này gặp không ít thách thức như thất thoát nguyên liệu, rủi ro nguồn cung, trở ngại vận chuyển… khiến omnichannel của doanh nghiệp F&B gặp bất lợi.

Theo báo cáo Thị trường Kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam năm 2022, có đến 99% đơn vị kinh doanh F&B gặp vấn đề về vận hành trong năm 2022, gần 50% doanh nghiệp gặp khó khăn trong quản lý thu chi và thất thoát nguyên vật liệu.

Những điểm đứt gãy xuyên suốt khâu quản lý cung ứng này có thể được gỡ rối bằng cách nào?

3. Số hóa mọi thứ, ngay cả… chuỗi cung ứng F&B cho doanh nghiệp

Hiểu đơn giản, công nghệ hóa sẽ giúp hệ sinh thái F&B hoạt động chặt chẽ, năng suất với ít rủi ro hơn. Hệ sinh thái này bao gồm 3 đối tượng chính:

  • HORECA: Viết tắt của “Hotel, Restaurant và Catering/Cafe” chỉ 3 loại doanh nghiệp: Khách sạn, Nhà hàng, Cafe. HORECA bao quát hơn là thuật ngữ kinh doanh chỉ cá nhân/tổ chức/doanh nghiệp chuyên về hoạt động cung cấp thực phẩm và/hoặc đồ uống trong ngành nhà hàng, khách sạn nói chung.
  • Kênh phân phối: Là các nhà cung cấp chuyên đáp ứng sản phẩm cho nhu cầu kinh doanh của các nhà hàng – khách sạn. Như nội thất, trang thiết bị công nghệ, nguyên vật liệu nấu ăn hay các loại rượu… để nhà hàng sẽ tạo ra thành phẩm đồ ăn, thức uống đến tay thực khách.
  • Khách hàng: Người tiêu dùng cuối cùng để tiêu thụ thực phẩm.
alt
Hệ thống khép kín từ nhà cung cấp, đến HORECA, và cuối cùng là người tiêu dùng | Nguồn: Oda.

Doanh nghiệp nhà hàng SMEs ngày nay thường phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ các thương hiệu lâu đời hoặc các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính lớn. Đó sẽ là những rủi ro về nguồn cung khi các nguyên liệu thô của doanh nghiệp không được giao đúng hạn, giao thiếu hoặc nguồn cung không đạt chất lượng.

Từ đây, việc đưa bộ máy quản lý vận hành lên app trực tuyến sẽ là xu hướng giúp giải quyết được cả 2 vấn đề từ phía HORECA và các nhà cung cấp.

Một trong những app tiên phong trong xu hướng này là Oda với triết lý “Order, So Easy” đề ra giải pháp số hóa cho các hoạt động B2B của doanh nghiệp F&B tại Việt Nam. Nhằm hạn chế rủi ro vận hành đa kênh, ứng dụng Oda sẽ giúp doanh nghiệp:

  • Đơn giản hóa quy trình vận hành: Tinh giản các bước trong quy trình, cải thiện hiệu quả và tăng năng suất.
  • Quản lý đơn hàng và theo dõi tiến độ: Quản lý hiệu quả các đơn đặt hàng và cập nhật tiến trình giao hàng trong thời gian thực (real-time).
alt
Giao diện Oda cập nhật dữ liệu theo thời gian thực, cho bạn cái nhìn tổng quát | Nguồn: Oda.
  • Chủ động cập nhật trạng thái chi tiêu và báo cáo theo thời gian thực: Ứng dụng sẽ cung cấp báo cáo tổng quan & chi tiết theo kỳ, để doanh nghiệp phân tích, đánh giá, dự đoán rủi ro & tiềm năng phát triển dài hạn.
  • Tinh giản thủ tục chứng từ: Giảm thiểu những công việc giấy tờ nhờ vận hành qua app online, đảm bảo tính chính xác của số liệu xuất nhập khẩu, giúp chủ doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về tình hình vận hành chung.
  • Tối ưu chi phí vận hành: Giảm gánh nặng nhân công, giảm chi phí phát sinh từ hàng tồn kho cho doanh nghiệp.
  • Mở rộng mạng lưới nhà cung cấp: Đa dạng hóa lựa chọn nhà phân phối, nâng cao chất lượng, và đảm bảo giao tiếp liền mạch giữa HORECA và nhà cung cấp.

Bên cạnh đó, quản lý chặt chẽ nguyên liệu cũng giúp ngành F&B hạn chế lượng thức ăn đặt dư lãng phí ra môi trường, vừa đáp ứng nhu cầu bền vững ESG cho doanh nghiệp gìn giữ môi trường, vừa tối ưu chi phí.

alt
Giao diện Oda giúp bạn quản lý hàng tồn kho một cách gọn gàng dễ hiểu | Nguồn: Oda.

Oda cũng mang lại nhiều con số ấn tượng cho ngành F&B giai đoạn đầu hoạt động. Theo thống kê, sử dụng Oda giúp tiết kiệm 76% thời gian mua sắm cho HORECA, tăng hiệu suất & lợi chi phí vận hành bằng cách giảm thiểu những sai sót do con người gây ra đến 98%. Oda cũng giúp nhà cung cấp tăng 27% doanh thu nhờ khả năng mở rộng kết nối với doanh nghiệp HORECA.

Với giao diện trực quan, dễ hiểu cùng đa dạng tính năng quản lý chuyên nghiệp, việc ứng dụng chuyển đổi số như Oda vào vận hành F&B sẽ là tiền đề cho sự phát triển của các doanh nghiệp F&B và hệ sinh thái của họ.

Có thể nói, chuyển đổi số trong F&B là hướng đi đúng đắn giữa thời đại kỹ thuật số nơi mọi doanh nghiệp đều cần giải pháp công nghệ cho các vấn đề của họ.

Giữa thời đại công nghệ, tương tự như lĩnh vực F&B với những đơn hàng chớp nhoáng, chẳng mấy chốc mọi nhu cầu của chúng ta sẽ đều được tích hợp qua từng cú chạm qua màn hình, để chất lượng sống ngày càng tiện lợi và tối ưu.

Oda là nền tảng thương mại điện tử kết nối người mua và người bán trong ngành dịch vụ ẩm thực (F&B). Với mạng lưới hơn 600 đơn vị cung ứng, Oda mang đến giải pháp thu mua hàng hoá và nguyên liệu một cách tiết kiệm và hiệu quả. Bên mua (nhà hàng, khách sạn, quán cà phê, và tiệm bánh…) chỉ cần đặt nguyên liệu từ nhiều nguồn cung ứng khác nhau trên ứng dụng và trang web của Oda trong cùng một đơn và có thể theo dõi tất cả dữ liệu về đơn hàng. Nhà cung ứng cũng có thể dùng hệ thống của Oda để điều chỉnh và quản lý đơn hàng, hàng tồn kho, cũng như các khoản thanh toán.

Oda đang cố gắng trở thành một nền tảng đáng tin cậy để giải quyết các vấn để then chốt trong chuỗi cung ứng nguyên liệu thực phẩm ở Việt Nam.