5 Điều bạn có thể chưa biết về Việt Nam tại đấu trường Olympic | Vietcetera
Billboard banner
Một chút thời gian, một hành trình sức khỏe tuyệt vời đang chờ bạn! 🌸 Tham gia khảo sát nhé!Bắt Đầu

5 Điều bạn có thể chưa biết về Việt Nam tại đấu trường Olympic

Cùng Vietcetera dành thời gian tìm hiểu vài điều thú vị về đội tuyển Việt Nam qua các kỳ Olympic từ trước đến nay.
5 Điều bạn có thể chưa biết về Việt Nam tại đấu trường Olympic

Nguồn: Báo Người Lao Động

Những ngày này, toàn thế giới đổ dồn sự chú ý về Thế vận hội Olympic 2024 đang diễn ra tại Paris (Pháp). Và nếu dạo một vòng internet, bạn có thể bắt gặp hầu hết các cuộc bàn luận trên này đang xoay quanh tình trạng ô nhiễm nước sông Seine, những bất ổn chính trị tại Pháp hay những lần ban tổ chức “lỡ tay” phát nhầm quốc ca hoặc quốc kỳ của các vận động viên.

Vậy giữa những thông tin có phần kém vui này, bạn có muốn thử “đổi gió” một chút? Cùng Vietcetera dành thời gian tìm hiểu vài điều thú vị về đội tuyển Việt Nam qua các kỳ Olympic từ trước đến nay.

1. Tính từ khi thống nhất vào năm 1975 đến nay, Việt Nam đã tham gia tổng cộng 11 kỳ Thế vận hội Mùa hè, trừ hai năm 1976 và 1984 vì những lý do kinh tế và chính trị. Đối với Thế vận hội Mùa đông, Việt Nam chưa từng cử đại diện tham gia.

01aug2024nguoikhaiphamovangmonvat263719jpg
Một số thành viên đoàn thể thao Việt Nam trong Olympic 1980 tại Moscow (Liên Xô cũ lúc bấy giờ). | Nguồn: PLO

2. Việt Nam lần đầu tiên giành huy chương Olympic năm 2000, khi võ sĩ Trần Hiếu Ngân giành huy chương Bạc ở bộ môn Taekwondo. Năm 2016 tại Rio de Janeiro, xạ thủ Hoàng Xuân Vinh đã chiến thắng đối thủ người Brazil Felipe Wu, mang về tấm huy chương Vàng Olympic đầu tiên cho thể thao Việt Nam. Đến nay, Việt Nam đã giành tổng cộng 5 huy chương (1 đồng, 3 bạc, 1 vàng) qua các kỳ Olympic.

01aug202420160816112820vinhjpg
Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh giành tấm HCV đầu tiên cho thể thao Việt Nam tại Olympic Rio năm 2016. | Nguồn: Vietnamnet

3. Lớn tuổi nhất trong 16 thành viên đoàn thể thao Việt Nam tại Olympic Paris là vận động viên đua thuyền Rowing Phạm Thị Huệ. Sinh năm 1990, cô gái gốc Quảng Bình đã “bỏ túi” tổng cộng 7 huy chương Vàng các kỳ SEA Games 26, 28 và 31, 2 huy chương Bạc tại ASIAN Games 18 và 1 huy chương Đồng tại ASIAN Games 19.

Đáng chú ý, Phạm Thị Huệ từng 2 lần đạt chuẩn tham dự Olympic Rio năm 2016 và Olympic Tokyo năm 2020. Tuy nhiên do Ủy ban Olympics quốc tế (IOC) quy định mỗi quốc gia chỉ có 1 suất cho vận động viên nữ môn đua thuyền, cô đã nhường suất tham dự cho đồng đội. Tháng 4/2024, cô về thứ 5 chung kết nội dung thuyền đơn hạng nặng Rowing tại vòng loại Olympic châu Á, chính thức giành suất tham gia Olympic Paris 2024.

01aug20244381964274640983126342316640030799844113939n17211122137544696096791722153550150108avatar1722155636689500558696jpg
Phạm Thị Huệ thi đấu tại vòng loại Olympic Paris 2014. | Nguồn: Báo Chính phủ

4. Nhỏ tuổi nhất đoàn thể thao Việt Nam tại Olympic Paris là 2 vận động viên Võ Thị Mỹ Tiên (môn bơi lội) và Trần Thị Nhi Yến (môn điền kinh). Họ cùng sinh năm 2005, cùng đến từ Long An và cùng được đặc cách tham gia Thế vận hội mùa hè năm nay.

Võ Thị Mỹ Tiên bắt đầu sự nghiệp thể thao năm lên 10, góp mặt tại đấu trường SEA Games 30 khi chưa đầy 14 tuổi. Năm 2020, cô gây chú ý khi liên tiếp giành huy chương Vàng và phá kỷ lục của đàn chị Nguyễn Thị Ánh Viên trong 2 giải cấp quốc gia. Đến nay Mỹ Tiên đã 3 lần tham dự SEA Games, 1 lần tham dự ASIAD và 1 lần thi đấu Giải vô địch bơi lội thế giới. Tháng 6/2024, cô được Liên đoàn Thể thao dưới nước quốc tế (FINA) lựa chọn là vận động viên Việt Nam giành suất đặc cách tham dự Olympic Paris.

01aug2024127017303922gapgodongviengiadinhvakinhngutrevothimytienhinh215310704jpg
“Kình ngư” Võ Thị Mỹ Tiên bên góc thành tích thi đấu của mình. | Nguồn: Báo Long An

Trong khi đó, Trần Thị Nhi Yến vốn được tuyển vào đội năng khiếu bóng chuyền tỉnh Long An, nhưng lại bén duyên với đường chạy tốc độ. Chỉ sau 6 tháng tập luyện tại Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia 2, Nhi Yến đã đoạt huy chương Vàng cự ly 100m và huy chương Bạc cự ly 200m trong sự ngỡ ngàng của giới chuyên môn. Đến nay cô sở hữu bảng thành tích đáng nể, với 5 huy chương Vàng ở các giải đấu cấp quốc gia, 2 huy chương SEA Games và huy chương Bạc giải Điền kinh U20 châu Á.

01aug2024tranthinhiyenjpg
Vận động viên Trần Thị Nhi Yến trên đường chạy tốc độ. | Nguồn: Báo Lao động

5. “Bà mẹ 2 con quả cảm” là biệt danh làng boxing Việt Nam đặt cho Hà Thị Linh - vận động viên đại diện Việt Nam thi đấu môn boxing tại Olympic năm nay. Sinh năm 1993, cô gái người Tày bắt đầu tập boxing từ khi còn học cấp 2, đến nay đã gắn bó với bộ môn này được gần 20 năm.

Đáng chú ý vào năm 2018, khi mới sinh con thứ hai được 4 tháng và chưa cai sữa cho con, cô đã quay trở lại tập luyện để thượng đài. Nhiều hôm cô phải mang con cùng đến phòng tập, và sau cùng “bà mẹ 2 con quả cảm” cũng đạt được tâm nguyện khi giành huy chương Vàng Đại hội Thể thao toàn quốc 2018.

01aug2024hathilinhboxingvietnamolympic202411717494339072458226689jpg
Vận động viên boxing Hà Thị Linh trở lại tập luyện khi vẫn đang nuôi con bằng sữa mẹ. | Nguồn: Báo Tuổi trẻ

Đến nay Hà Thị Linh là võ sĩ hàng đầu Việt Nam ở các hạng cân từ 60kg trở lên, với hàng chục huy chương Vàng tại các giải đấu quốc gia và 2 huy chương Vàng trong các kỳ SEA Games thứ 27 và 32. Tháng 6/2024, cô giành chiến thắng 4-1 ở vòng loại thứ 2 Olympic (hạng cân 60kg), giành tấm vé chính thức tham dự Olympic Paris 2024.