7 Kiểu cô đơn bạn thường trải qua nhưng hiếm khi gọi tên | Vietcetera
Billboard banner
23 Thg 05, 2021
Cuộc SốngChất Lượng Sống

7 Kiểu cô đơn bạn thường trải qua nhưng hiếm khi gọi tên

Dù thường được gọi chung là “cô đơn", nhưng thật ra nó có rất nhiều biến thể khác nhau. Bạn có biết mình từng trải qua kiểu cô đơn nào không?
7 Kiểu cô đơn bạn thường trải qua nhưng hiếm khi gọi tên

Bích Thủy @salted.evian cho Vietcetera.

Cô đơn là cảm xúc tất yếu bên trong mỗi người chúng ta. Dù thường được gọi chung là “cô đơn", nhưng thật ra nó có rất nhiều biến thể khác nhau, tương tự như tình yêu vậy.

Theo tiến sĩ, tác giả sách Gretchen Rubin, sự cô đơn được phân loại thành 7 kiểu. Chúng lại thuộc về 3 nhóm lớn là cô đơn xã hội, cô đơn cảm xúc và cô đơn hiện sinh. Nhận biết được mình rơi vào kiểu/nhóm cô đơn nào sẽ giúp bạn chủ động tìm ra giải pháp, thậm chí biến nó thành cơ hội để phát triển bản thân.

Nhóm thứ nhất: Cô đơn xã hội

Xảy ra khi bạn cảm thấy mình không thực sự thuộc về một nhóm xã hội nào. Thậm chí, bạn vẫn cảm thấy điều này kể cả khi đang có người yêu. Cô đơn xã hội bao gồm:

1. Cô đơn khi bước vào môi trường mới

Cocirc đơn khi bước vagraveo mocirci trường mới
Kiểu 1: Cô đơn khi bước vào môi trường mới

Loại cô đơn này xảy ra chẳng hạn như khi bạn chuyển đến thành phố khác, bắt đầu công việc mới, chuyển sang một lớp học mới. Đặc điểm của kiểu cô đơn này là “tính mới”, khi bạn chưa kịp có đủ thời gian để làm quen và gắn bó với xung quanh.

2. Cô đơn vì thiếu sự quan tâm

Cocirc đơn vigrave thiếu sự quan tacircm
Kiểu 2: Cô đơn vì thiếu sự quan tâm

Đã bao giờ bạn cảm thấy những người bạn thân thiết dường như không còn liên lạc nhiều như xưa? Hay có những mối quan hệ xã giao rất thú vị, nhưng lúc bạn muốn kết nối nhiều hơn thì đối phương lại không thích thú?

Cuộc sống thay đổi, qua thời gian bạn bè của chúng ta cũng phải trưởng thành và bận rộn với những mối lo riêng, quan tâm dành cho bạn sẽ dần ít đi. Vòng tròn xã hội của bạn thay đổi hoặc không thể mở rộng như bạn muốn, khiến bạn cảm thấy bị tụt lại và cô đơn.

3. Cô đơn vì bạn bè không thể tin cậy

Cocirc đơn vigrave bạn begrave khocircng thể tin cậy
Kiểu 3: Cô đơn vì bạn bè không thể tin cậy

Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy hoài nghi với một số tình bạn, rằng người đó có thực sự chân thành và đối tốt với mình hay không. Một số “người bạn" có thể đem lại niềm vui phút chốc nhưng không hẳn xây dựng được niềm tin đủ để bạn tâm sự. Khi ở trong những tình bạn như thế, bạn sẽ cảm thấy cô đơn vì nó không đem lại giá trị tinh thần tương xứng với số lượng.

4. Cô đơn vì sống một mình

Cocirc đơn vigrave sống một migravenh
Kiểu 4: Cô đơn vì sống một mình

Đây là loại cô đơn khi bạn thấy thiếu vắng sự hiện diện của một người sống chung nhà. Ngoài kia có thể bạn vẫn có nhiều bạn bè, đồng nghiệp thân thiết, nhưng khi về đến nhà, bạn vẫn mong có một người ở bên – có thể là bạn cùng phòng, người thân hoặc bạn đời – dù chỉ là thầm lặng.

Thiên tính con người là sự kết nối xã hội, nên khi thiếu đi những yếu tố thể hiện sự tồn tại của cộng đồng dù ở bất cứ đâu, chúng ta sẽ cảm thấy môi trường xung quanh và trong chính mình thật trống trải.

Với kiểu cô đơn xã hội

Vấn đề chính của cô đơn xã hội nằm ở sự hòa nhập. Một cách giúp bạn hòa nhập lành mạnh, thiết thực và nhanh chóng cho bạn chính là làm việc nhóm. Tham gia vào các sự kiện kết nối với cộng đồng (workshop, khóa học, teambuilding…) mà bạn muốn hòa nhập, hoặc bất cứ hoạt động nào có sự hợp tác giữa nhiều cá nhân.

Ngoài ra, bạn cũng cần biết cách dành thời gian và duy trì những mối quan hệ quý giá sẵn có. Đó là dành những phút hỏi han ngắn gọn và những dịp gắn kết dài hơi.

Nhóm thứ hai: Cô đơn cảm xúc

Cô đơn cảm xúc đến từ việc thiếu hụt sự gắn bó hoặc các mối quan hệ chất lượng. Bạn có thể cảm thấy nỗi cô đơn này hiện diện khi muốn được tâm sự cùng ai đó, nhưng lại cảm thấy ai cũng quá bận để lắng nghe.

Thất tình, chia lìa cũng là một dạng của cô đơn cảm xúc vì bạn phải đột ngột rời xa một người trong vòng tròn kết nối của mình. Cô đơn cảm xúc còn hiện diện ở những hình thái:

5. Cô đơn vì thiếu sự thân mật

Cocirc đơn vigrave thiếu sự thacircn mật
Kiểu 5: Cô đơn vì thiếu sự thân mật

Kể cả có gia đình và bạn bè ở bên, bạn vẫn cảm thấy cô đơn vì không có sự gắn bó tình cảm với một đối tác lãng mạn. Hoặc có thể bạn đã ở trong một mối quan hệ lãng mạn rồi, nhưng lại không gắn bó quá sâu sắc với người đó.

6. Cô đơn vì thiếu thú cưng

Cocirc đơn vigrave thiếu thuacute cưng
Kiểu 6: Cô đơn vì thiếu thú cưng

Thú cưng là một người bạn tâm giao với con người từ thuở xa xưa. Có rất nhiều người cần có thú cưng hiện diện trong cuộc sống vì chúng giúp nâng cao sức khỏe tinh thần, giảm căng thẳng, cô đơn và bất an. Giữa họ và thú cưng của mình có một sự kết nối đặc biệt, khác với sự kết nối với con người. Chính vì thế thiếu đi thú cưng có thể làm cả giác cô đơn của họ tăng lên nhiều.

Với kiểu cô đơn cảm xúc

Cách giải quyết nằm ở việc tự nhận thức diễn biến cảm xúc/tâm lý bên trong. Mấu chốt là cảm xúc vốn mang tính nhất thời, vì thế bạn không nên để cảm xúc dẫn bạn đến những suy nghĩ cô lập bản thân. Bước thứ nhất đó là học cách tự nhận thức về mình và cách bạn lựa chọn cảm xúc để quản lý và đối mặt.

Ngoài ra chủ động, có trách nhiệm với đời sống tình cảm và học cách ở cạnh chính mình cũng là những kỹ năng cần thiết để giúp bạn trưởng thành và tự lập về mặt cảm xúc.

Nhóm thứ ba: Cô đơn hiện sinh

Cô đơn hiện sinh là một khái niệm rộng hơn cô đơn xã hội và cảm xúc, vì nó liên quan đến bản chất tự nhiên về sự tồn tại của con người. Cụ thể hơn, đó là sự thiếu hụt về ý nghĩa sống. Cô đơn hiện sinh bắt nguồn từ những nỗi sợ hiện sinh như bị lãng quên, cô lập, bỏ rơi, sự hư vô hay cái chết. Cô đơn hiện sinh được biểu hiện qua ví dụ:

7. Cô đơn khi thấy mình khác biệt

Cocirc đơn khi thấy migravenh khaacutec biệt
Kiểu 7: Cô đơn khi thấy mình khác biệt

Dù ở nơi lạ hay quen, việc cảm thấy bản thân không “khớp” với số đông vẫn đem lại cảm giác cô đơn đáng kể. Nguồn gốc của kiểu cô đơn này thường đến từ những giá trị bạn theo đuổi không phù hợp với cộng đồng và ngược lại (như theo đuổi nghề nghiệp khác với mong muốn của bố mẹ, nhân viên hướng nội không hứng thú với hoạt động networking).

Vì khó kết nối với những người có quan niệm khác mình, việc cảm thấy lạc lõng trong cộng đồng không tương hợp là điều khó tránh.

Với kiểu cô đơn hiện sinh

Vấn đề chính của cô đơn hiện sinh nằm ở thái độ đối mặt những khó khăn trong hiện thực. Để cải thiện, bạn có thể thực hành lối sống khắc kỷ.

Theo nhà tâm lý học lâm sàng Katherine King, bạn nên giữ thái độ thành thật về bản thân, dù đó có thể là những “sự thật mất lòng" về sự nghiệp, các mối quan hệ hoặc về chính bạn. Viết ra và sắp xếp lại suy nghĩ là một cách hữu hiệu cho bạn. Ngoài ra, hãy sẵn sàng thử những điều mới, dù nhỏ nhặt, cuối cùng là kiên nhẫn cho chính mình thời gian nhìn nhận và giải quyết.