Coca Cola và câu chuyện về “da trắng thượng đẳng” | Vietcetera
Billboard banner
Một chút thời gian, một hành trình sức khỏe tuyệt vời đang chờ bạn! 🌸 Tham gia khảo sát nhé!Bắt Đầu

Coca Cola và câu chuyện về “da trắng thượng đẳng”

Coca Cola có thật sự muốn nhân viên của mình cư xử bớt "da trắng ưu việt" hơn?
Coca Cola và câu chuyện về “da trắng thượng đẳng”

Nguồn: Hân Nguyễn cho Vietcetera

1. Chuyện gì đã xảy ra với Coca Cola?

Trong một chương trình đào tạo về văn hóa doanh nghiệp, các nhân viên của Coca Cola được khuyên là nên giảm bớt “tinh thần da trắng” lại (try to be less white). (Theo foxbusiness.com)

Nội dung slide ban đầu giải thích về quan niệm xã hội “da trắng ưu việt”, một tư tưởng mà đứa trẻ từ 3 đến 4 tuổi cũng bị ảnh hưởng.

Sau đó slide hướng dẫn các tip để cư xử “bớt da trắng”: bớt áp bức, bớt kiêu căng, lắng nghe, tin tưởng, khiêm tốn hơn, thậm chí chấm dứt tình trạng “da trắng đoàn kết” (white solidarity). Các nội dung này bị buộc tội là phân biệt chủng tộc trắng trợn.

2. Người trong cuộc nói sao?

Trước làn sóng tẩy chay, Coca Cola giải thích toàn bộ nội dung trên không thuộc chương trình đào tạo bắt buộc của công ty, mặc dù nhân viên được truy cập tài liệu trên nền tảng LinkedIn Learning.

Một số người thông cảm cho Coca, nói rằng mục đích bài viết có thiện chí, nhưng ý tưởng lại được thể hiện sai cách. Cụ thể, vấp phải “lỗi dùng từ”!

3. Các thương hiệu lớn cũng "racist"?

Một trong những bê bối “để đời” của Coca Cola là vụ kiện về môi trường làm việc không công bằng của nhân viên da màu nhiều năm trước.

Coca năm 2013 lại “lỡ” gây hấn với cộng đồng người Mỹ gốc Ả Rập vì đoạn phim quảng cáo cho Super Bowl. Lý lẽ của dư luận là: Coca rập khuôn người Ả Rập với lạc đà, gán cho họ tính cách ì ạch, lỗi thời, lạc hậu. (Theo Theatlantic.com)

4 năm sau, đến lượt Dove bị tẩy chay diện rộng. Trong một đoạn phim quảng cáo, nhân vật chính thay áo 3 lần để biến hóa thành những hình mẫu khác nhau, đúng với tiêu chí “vẻ đẹp đa dạng” Dove hướng tới. (Nguồn: nytimes.com)

Nhiều người tin đoạn clip không hề có màu kỳ thị, tuy nhiên đặt nhân vật da màu và da trắng liền sát nhau là một nước đi hơi sai, nhất là để quảng bá sản phẩm ở đất nước mà tình trạng phân biệt chủng tộc chưa bao giờ chấm dứt.

4. Phong trào chống phân biệt chủng tộc có tạo ra hiệu ứng ngược?

Để chứng minh mình là một đồng minh của phong trào ủng hộ bình đẳng sắc tộc, Disney tuyển chọn diễn viên da màu cho vai tiên cá Ariel (bản hoạt hình là da trắng). Được lòng các hoạt động xã hội tích cực nhưng không được lòng fan của bộ phim.

Có một bức tranh lớn hơn trong ngành điện ảnh đang diễn ra, nhân vật da trắng đóng vai một nhân vật châu Á hoặc Mỹ gốc Phi (bản gốc) thường dễ bị gắn mác tẩy trắng (white wash), còn người da đen đóng thì… chấp nhận được.

Thực tế Disney chưa bao giờ cocircng bố nguồn gốc của tiecircn caacute Ariel
Thực tế, Disney không công khai nguồn gốc của tiên cá Ariel bản hoạt hình, nhưng theo truyện gốc, nàng sinh ra ở Đan Mạch | Nguồn: SheKnows

Bình đẳng không phải là một chủng tộc thì có nhiều quyền lợi hơn chủng tộc khác. Cần hiểu rằng, đàn áp người da trắng vì tin rằng họ luôn có nhiều quyền lợi trong xã hội cũng là một dạng phân biệt, kỳ thị (anti white racism).

5. Người da trắng có được hưởng đặc quyền ở Việt Nam?

Nhà văn Marko Nikolic nhận thấy sự thiên vị ngầm của người Việt Nam với người da trắng, thể hiện rõ nhất ở ngành giáo dục.

Không thiếu trung tâm tiếng Anh ưu tiên tuyển giáo viên da trắng, và mức lương có thể còn cao hơn nhiều lần giáo viên tiếng Việt có năng lực tương đương. Khi đưa con đi du học, các nước phương Tây như Anh, Mỹ thường được xếp ở top đầu. Hiện tượng xã hội này thường xuất phát từ nguyên do:

  • Quan niệm Á Đông từ xa xưa: da trắng là người có địa vị cao, văn minh, đáng để học tập. Người da đen thuộc tầng lớp nghèo khổ, học vấn thấp.
  • Người Việt ngưỡng mộ sự văn minh và nền khoa học vượt trội của phương Tây.
  • Dư âm của chính quyền thực dân. Khi Việt Nam bị đô hộ, đồng hóa, tư tưởng của chúng ta đã bị ảnh hưởng bởi quan niệm “da trắng ưu việt” (Pháp, Mỹ).
  • Truyền thông định hình tâm trí ta về một tiêu chuẩn sắc đẹp chuẩn mực: da trắng, tóc vàng, mũi cao.

6. Tình trạng người Việt bị phân biệt đối xử tại nước ngoài thế nào?

Sau khi đại dịch Corona được phát hiện có nguồn gốc từ châu Á, cộng đồng người Việt nói riêng và châu Á nói chung phải hứng cơn thịnh nộ của những kẻ phân biệt chủng tộc, thậm chí bởi cộng đồng người Mỹ gốc Phi.

Trước dịch, người châu Á và người mỹ La Tinh vốn đã bị kỳ thị vì cái mác “dân nhập cư” vốn tiếng Anh kém, lại còn cướp đi công việc của người bản xứ. (Theo tờ The Washington Post)

7. Chúng ta có đang phân biệt chủng tộc?

Việt Nam là nước đơn chủng nên tình trạng phân biệt sắc tộc không thể hiện rõ rệt, nhưng lại có chuyện kỳ thị vùng miền.

Hầu như mọi cộng đồng đều ít nhiều ảnh hưởng bởi hệ thống tư tưởng họ được định hình từ lúc sinh ra. Chính mỗi chúng ta cũng bám chặt lấy nhiều định kiến cá nhân, và cách tốt nhất để thoát khỏi nó là đọc, nghe nhiều hơn, gặp gỡ nhiều hơn, tôn trọng sự khác biệt và đừng vô tư lôi chuyện phân biệt vùng miền ra làm trò đùa.