Công nghệ “tái sinh” người chết, liệu có khả thi? | Vietcetera
Billboard banner

Công nghệ “tái sinh” người chết, liệu có khả thi?

Sự len lỏi của công nghệ cao dưới thời Cô Vy 2 đã tác động tới Việt Nam cũng như thế giới như thế nào? Tuyển tập toàn tin tech cùng Vietcetera!

Công nghệ “tái sinh” người chết, liệu có khả thi?

Nguồn: Đông Hà cho Vietcetera

1. Người chơi hệ "tái sinh" cùng Microsoft

Chết chưa phải là hết khi mà bây giờ chúng ta đã có thể hồi sinh dưới dạng chatbot. Đây là ý tưởng vừa được cấp bằng sáng chế của Microsoft. Chỉ cần sự chấp thuận của người dùng, Microsoft sẽ thu thập dữ liệu bao gồm hình ảnh, giọng nói, bài đăng trên mạng xã hội,... để “nuôi dạy" cho chatbot.

Nghe có vẻ rất quen vì đây chính là tập phim của Black Mirror. Trong tập này người bạn gái đã tìm cách để hồi sinh bạn trai đã chết bằng công nghệ chatbot dựa trên dữ liệu mạng xã hội của anh này. 

alt
Nguồn: Black Mirror

Ngành công nghiệp chatbot đang phát triển rất mạnh dự tính đạt được 9.4 tỷ USD vào năm 2024. Những công nghệ tương lai thường thấy trong phim đang bắt đầu bước ra ngoài đời thật. Điều này làm ta không khỏi băn khoăn rằng liệu kỷ nguyên cyberpunk đang đến?

2. Học về an ninh mạng sớm để tránh “a dua” theo tin giả

Từ năm lớp 10, học sinh sẽ bắt đầu học về an ninh mạng. Ngoài nội dung cơ bản của luật, học sinh cũng được dạy cách cảnh giác trước thông tin giả, mã độc, thủ đoạn lừa đảo qua mạng... Việc trang bị đủ kiến thức sẽ giúp học sinh không “a dua” theo đám đông mà tình cờ vi phạm luật hay lan truyền tin giả. 

Đại dịch COVID-19 đã thay đổi cách mọi thứ hoạt động, trong đó có hệ thống giáo dục bắt buộc phải chuyển sang hình thức trực tuyến. Chính điều này đã thúc đẩy quá trình chuyển đối số hoá trong giáo dục.

Ông Nguyễn Sơn Hải - Cục trưởng Cục Công nghệ Thông tin, Bộ GD&ĐT khẳng định rằng trong quá trình chuyển đổi số, việc trang bị kiến thức mạng cho học sinh là cần thiết. Nhất là khi môi trường Internet "Người tốt người xấu, tin tốt, tin xấu… rất nhiều”.

3. Hai mặt của công nghệ cao trong thời COVID 

Công ty ML6 (Bỉ) đã phát triển ứng dụng AI để giám sát việc đeo khẩu trang của các nhân viên và du khách. Ứng dụng này sẽ quét qua mọi người trong toà nhà để xem có nhận diện được “miệng" của họ hay không. Từ đó phát chuông báo hiệu nếu tìm thấy người không đeo khẩu trang.

Trong thời COVID lên ngôi thì AI đã góp một phần không nhỏ trong việc ngăn chặn tin giả cũng như giúp đỡ y bác sĩ phân tích phim X-quang phổi bệnh nhân nhiễm bệnh. 

Một áp dụng khác của công nghệ thời COVID cũng được Singapore áp dụng đó là sử dụng dữ liệu thu được bằng công nghệ truy vết COVID-19. Ứng dụng được nhắc tới tên là TraceTogether được sử dụng bởi 80% dân số Singapore.

alt
Nguồn: Cities today

Trên website của mình, TraceTogether tuyên bố chỉ dùng dữ liệu để truy vết COVID-19. Tuy nhiên vừa qua, cảnh sát nước này đã sử dụng dữ liệu của apps để truy tìm tội phạm. Điều này làm dấy lên những lo ngại về quyền riêng tư.

Tại Việt Nam trước đây cũng có lần người dân lo ngại apps BlueZone sẽ kiểm soát quyền riêng tư của họ. Tuy nhiên, Bluezone chỉ sử dụng Bluetooth để ghi nhận tiếp xúc và thông báo cho người dùng mà không có quyền truy cập các dữ liệu khác.

Toàn dân cài ứng dụng Bluezone để phòng chống dịch Covid19 Báo Nhân Dân
Nguồn: Báo Nhân Dân

Có thể thấy trong khoảng thời gian này thì việc “theo dõi" và “truy vết" đường đi nước bước của COVID-19 là quan trọng hơn hết. Mọi hoạt động thường ngày nay đều được “lưu lại", dữ liệu cũng không nằm ngoài lệ. Có thể thấy rằng COVID và công nghệ đã thay đổi cách chúng ta nhìn nhận quyền riêng tư. 

4. Hộ chiếu vacxin, tương lai của ngành du lịch?

Saudi Arabia đã phát hành hộ chiếu y tế trực tuyến cho người dân tiêm đủ 2 mũi vacxin. Tờ SCMP cho rằng, sau thời COVID-19, tấm hộ chiếu thứ 2 du khách phải mang theo chính là giấy chứng nhận đã tiêm phòng vacxin COVID-19. 

alt
Các ứng dụng về hộ chiếu vacxin đang được phát triển | Nguồn: Financial Times

Tuy nhiên việc hợp thức hóa và đưa họ chiếu vào sử dụng cũng vấp phải nhiều phản đối nhất là khi nó sẽ vô tình tạo ra sự phân loại cho công dân. Người được cấp hộ chiếu sẽ được sử dụng các phương tiện công cộng hay được quyền đi máy bay. Vấn đề ở chỗ hiện nay vacxin vẫn chưa đủ để cung cấp cho toàn dân.

Mặc cho những tranh cãi thì những nước lân cận như Bỉ, Tây Ban Nha lại dường như đã sẵn sàng cho biện pháp này. Iceland và Hungary cũng đã áp dụng yêu cầu cung cấp “hộ chiếu miễn dịch”, đặc biệt cho những người đã từng nhiễm COVID nhưng đã không còn kháng thể trong người.

5. TikTok lại phải thay đổi chính sách cho các TikToker nhí

Với số lượng người dùng khổng lồ rơi vào lứa tuổi từ 13-16 tuổi, Tiktok vừa qua đã ra chính sách mới để bảo vệ người dùng “tuổi teen". Chi tiết về những thay đổi như sau:

  • Chỉ những người được phép theo dõi các tài khoản này mới được bình luận
  • Người dùng không được phép tải về các video TikTok của trẻ dưới 16 tuổi.
  • Nhóm tuổi dưới 16 sẽ bị hạn chế livestream

TikTok trước giờ đã gặp rất nhiều vấn đề liên quan tới thông tin bảo mật và trẻ em. Năm 2019, TikTok đã bị phạt 5,7 triệu USD vì vi phạm Đạo luật bảo vệ trẻ em trực tuyến. Ứng dụng này đã cung cấp hình ảnh, thông tin cá nhân của trẻ dưới 16 tuổi mà không qua sự đồng ý của bố mẹ.

Gần nhất một bé gái 12 tuổi tại Anh cũng đã kiện TikTok, cho rằng ứng dụng này vi phạm các quy tắc về quyền cá nhân. TikTok đã có nhiều giải pháp để quản lý người dùng “trẻ tuổi" như ra mắt công cụ “family pairing", giúp bố mẹ giám sát nội dung của con cái. 

alt
Nguồn: Unicef

Có thể thấy TikTok đang cố gắng xây dựng nền tảng này để hướng tới “mọi đối tuổi", đặc biệt là Gen Z, nhóm tuổi sử dụng TikTok nhiều nhất.