1. Drama là gì?
Drama /ˈdrämə/ (danh từ) với nghĩa gốc là từ dùng để chỉ những bộ phim thể loại chính kịch, vở kịch hoặc thậm chí là một câu chuyện có diễn biến phức tạp gay cấn. (Theo Cambrige Dictionary)
Drama được sử dụng trong giới trẻ ngày nay với nghĩa chuyển nhiều hơn. Cụ thể, nó được dùng để chỉ những sự kiện, hiện tượng hoặc tình huống gây sốc, gây tranh cãi, thu hút sự chú ý và tương tác lớn từ công chúng.
Chẳng hạn, thời gian gần đây chúng ta có drama giữa Nathan Lee với hàng loạt cái tên trong showbiz Việt. Hay CEO của công ty Cổ phần Đại Nam Nguyễn Phương Hằng với những màn “bóc phốt” gây tranh cãi lớn trên mạng xã hội.
Trong đời sống thường ngày, drama thể hiện ở việc một người có xu hướng làm quá mọi thứ, có suy nghĩ và hành vi nhằm thu hút sự chú ý của người khác một cách thiếu tích cực.
2. Drama bắt nguồn từ đâu?
Bắt nguồn từ Hy Lạp, drama được sử dụng để chỉ vở kịch. Nguồn gốc của drama bắt đầu sâu xa từ khuynh hướng tôn giáo của loài người. Thời điểm đó, những vở kịch của người Hy Lạp và La Mã cổ đại chủ yếu có nội dung liên quan đến nghi lễ tôn giáo của con người. (Theo dictionary.com)
Bên cạnh đó, hầu hết Kinh Thánh cũng được viết bằng tiếng Latin, nên không phải ai cũng tìm hiểu được ý nghĩa. Drama vì đó được sử dụng để truyền bá, phổ biến những lời dạy trong Kinh Thánh cho dân thường.
Sau đó vài thế kỷ, con người sử dụng từ drama để chỉ nghệ thuật kịch, tuồng. Sau này, phim truyện ra đời và được ưa chuộng, drama lại được sử dụng để chỉ thể loại phim chính kịch trên phương tiện này.
Trong bối cảnh mạng xã hội phát triển khoảng hơn một thập kỷ trở lại đây, drama ngày càng phổ biến trong giới trẻ. Drama thường xuất hiện trong các hội nhóm cùng cả ngàn “phốt” liên quan đến những vấn đề trong cuộc sống như: hôn nhân, tình cảm, giáo dục, ẩm thực,...
3. Sử dụng drama như thế nào?
Tiếng Anh
A: We had a big drama last night when my girlfriend forgot to lock our door house.
B: OMG! What happened then?
A: A thief sneaked into our house and robbed my new TV.
Tiếng Việt
A: Hôm qua chúng tớ có drama khá lớn. Bạn gái tớ quên không đóng cửa nhà.
B: Rồi sao?
A: Một tên trộm lẻn vào nhà và lấy mất chiếc TV tớ mới mua.
4. Những từ liên quan đến drama
Một số từ liên quan đến drama có thể kể đến:
- Drama queen: Nữ hoàng drama, luôn có tính cách khá thất thường, thích gây sự chú ý của người khác bằng những hành động thái quá, suy nghĩ hơi tiêu cực
- Webdrama: Những bộ phim chiếu trên các nền tảng video thay vì trên TV.
- Drama game: Những tình huống gây tranh cãi trong cộng đồng game thủ.
5. Đọc thêm về drama tại Vietcetera
Những liều thuốc ngừa drama khi làm việc nhóm
Vì một môi trường làm việc không độc hại, thì hãy sẵn sàng 'chặn đứng' những tình huống khó khăn trong việc làm việc nhóm trước cả khi chúng xảy ra.
Bóc Term: Tea là gì? Đời còn gì vui nếu không còn 'phốt'?
Các nhà khoa học đã chứng minh kể 'phốt' giúp chúng ta ngăn chặn sự cô đơn và là chất gắn kết giữa người với người.
Cách xử lý 5 vấn đề thường gặp cho người mới đi làm
Nhận diện một vài vấn đề thường gặp khi mới đi làm và đưa ra phương pháp xử lý để quá trình làm quen với văn hóa công ty trở nên dễ dàng hơn.
Tóm Lại Là: Ở Việt Nam, tiếng Anh là "công cụ" gây war?
Hana's Lexis, Giang Ơi và Kênh 14 và việc sử dụng tiếng Anh như một công cụ gây war trên mạng xã hội Việt Nam. Bạn đứng về phe nào trong cuộc drama này?
Làm sao để hàn gắn mối quan hệ với cha mẹ sau mâu thuẫn?
"Tha thứ vô điều kiện" và "Cho qua" chưa hẳn đã tốt.
Bí quyết dung hoà các thế hệ trong gia đình
Khoảng cách thế hệ ảnh hưởng đến quan hệ khắng khít giữa các thành viên. Vậy làm thế nào để dung hoà các thế hệ trong gia đình?
#GiảiNghĩa là series giải thích ý nghĩa những từ ngữ mới đang thịnh hành cùng Vietcetera.