Hội thảo Ẩm thực và Đồ uống Việt Nam 2022 – Bữa tiệc của những góc nhìn sáng tạo | Vietcetera
Billboard banner
Khảo sát xu hướng xem các nội dung về nghề nghiệpBắt đầu

Hội thảo Ẩm thực và Đồ uống Việt Nam 2022 – Bữa tiệc của những góc nhìn sáng tạo

Hai buổi hội thảo đều mang lại rất nhiều góc nhìn mới mẻ, các ý tưởng khơi gợi nhiều cảm hứng, những câu chuyện về sự bền bỉ - và tất nhiên là cả các món ăn ngon.
Hội thảo Ẩm thực và Đồ uống Việt Nam 2022 – Bữa tiệc của những góc nhìn sáng tạo

Sau nhiều thăng trầm mà đại dịch mang lại cho ngành F&B, những buổi Hội thảo tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh vừa rồi đã mở ra một diễn đàn chia sẻ kiến thức hữu ích và cần thiết.

Flavors Vietnam

Flavors Vietnam 2022 – sự kiện ẩm thực thường niên lần thứ 3 được tổ chức bởi Vietcetera và tài trợ chính bởi Mastercard đã có bước khởi động thành công. Tiếp nối khai mạc đầu tháng Một là hàng loạt các sự kiện thú vị, mở màn bằng Hội thảo Ẩm thực và Đồ Uống Việt Nam diễn ra tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Sự kiện năm nay có hơn 550 người tham dự, bao gồm cả những cái đầu sáng tạo nhất trong ngành F&B nước nhà như Yosuke Masuko từ Pizza 4P’s, Vincent Mourou từ Marou Chocolate, Cong Ong từ Good Food, Taiki Mori từ Capichi Vietnam, Taku Tanaka từ Kamereo, Timen Swijtink từ Lacàph.

Mọi người đều cùng có mặt tại Novotel Hanoi Thái Hà ngày 11 tháng Hai và tại Mai House Saigon ngày 18 tháng Hai.

Cả hai buổi hội thảo đều mang lại rất nhiều góc nhìn mới mẻ, các ý tưởng khơi gợi nhiều cảm hứng, những câu chuyện về sự bền bỉ - và tất nhiên là cả các món ăn ngon.

Nội dung thảo luận xoay quanh những thử thách mà ngành F&B đã và đang phải đối mặt: những thông tin về xu hướng, về chuyển đổi số nhằm mang lại trải nghiệm ẩm thực trọn vẹn hơn, về nhu cầu đang tăng một cách rõ rệt đối với các sản phẩm chất lượng cao và giá trị cao, cũng như cách đáp ứng những nhu cầu đó sao cho thật bền vững và sáng tạo.

titleNguồn Vietcetera Nguồn Vietcetera
Nguồn: Vietcetera

Sau nhiều thăng trầm do chịu ảnh hưởng từ đại dịch, buổi hội thảo tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là một diễn đàn, mở ra nhiều cuộc đối thoại giữa các chuyên gia và những đam mê ẩm thực. Tất cả đều dựa trên mong muốn chung là xây dựng ngành F&B bền bỉ hơn trong năm 2022 và có thêm nhiều bước tiến lớn.

“Tái tạo và giữ vững động lực trong cộng đồng là điều kiện thiết yếu cho sự phục hồi của ngành F&B, nhất là trong thời điểm đang dần mở cửa trở lại như hiện nay,” CEO của Vietcetera – anh Hao Tran – chia sẻ. “Chúng tôi mong buổi hội thảo này sẽ mở ra nhiều cuộc trò chuyện hơn giữa những nhà lãnh đạo trong ngành.”

titleNguồn Vietcetera Nguồn Vietcetera
Nguồn: Vietcetera

Tác động của nguồn năng lượng “trẻ”

Nhóm dân số trẻ tuổi ở Việt Nam là tác nhân quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Theo Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc, nhóm dân số Việt Nam trong độ tuổi từ 16 đến 30 chiếm gần 25%. Những người trẻ chính là lực lượng mạnh mẽ hứa hẹn mang lại cho ngành F&B sự mới mẻ và sáng tạo.

Họ là những người thiết lập nên xu hướng mới trong ngành thực phẩm và cũng là những cá nhân có lượng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ F&B nhiều nhất.

Theo một báo cáo từ Decision Lab, “ngành dịch vụ ẩm thực cần để ý và chú trọng Gen Z”. Thế hệ này có mức thu nhập không quá cao nhưng phần lớn trong số đó được dùng vào các dịch vụ ăn uống bên ngoài, trung bình gần 900.000VND mỗi tháng.

Cũng theo Decision Lab, Gen Z là thế hệ “tò mò” nhất, nên họ cũng chính là đối tượng lý tưởng nhất cho các doanh nghiệp ẩm thực chuyên về ẩm thực nước ngoài, đa dạng

Sự quan tâm đến lối sống lành mạnh tiếp tục tăng mạnh

Vì đại dịch, mọi người ngày càng sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn vì sức khỏe. Nhiều xu hướng ăn uống mới ra đời từ nhu cầu ăn uống lành mạnh hơn của người tiêu dùng, như các sản phẩm không gluten, sản phẩm keto (ít carbohydrate và nhiều chất béo tốt), hay các món ăn giúp tăng cường trí não.

Ở phạm vi nội địa, các doanh nghiệp cũng có thể nương theo thói quen ăn uống của người Việt: thích rau xanh, thích ăn vặt lành mạnh, và hầu hết đều chuộng đi theo nhóm khi ăn uống bên ngoài.

Người tiêu dùng không chỉ quan tâm tới sức khỏe cá nhân mà họ cũng ngày càng hiểu biết hơn về môi trường xung quanh, và chủ động tìm tới những thương hiệu F&B có cùng tiêu chí với mình.

Đây là điều các doanh nghiệp trong ngành cần lưu ý để lên kế hoạch phát triển một cách tỉ mỉ, sâu sắc hơn. Thêm vào đó, những nhà lãnh đạo cũng cần cẩn trọng hơn trong việc nhìn nhận tác động của mình tới môi trường - từ khâu chọn nguyên liệu cho tới cách đóng gói sản phẩm.

titleNguồn Vietcetera Nguồn Vietcetera
Nguồn: Vietcetera

Thói quen thanh toán thay đổi

Đại dịch khiến người tiêu dùng toàn cầu bắt đầu số hóa cách họ sống, mua sắm và làm việc. Nhiều người dần có thói quen không dùng tiền mặt mà sử dụng mã QR, trả qua điện thoại di động hay bằng công nghệ thanh toán không tiếp xúc, để các giao dịch hàng ngày được an toàn hơn.

Theo Mastercard New Payments Index 2021 (Chỉ số Loại hình Thanh toán Mới), chỉ trong năm 2020, 84% người tiêu dùng khu vực Châu Á - Thái Bình Dương được tiếp cận với nhiều loại hình thanh toán mới. 88% đã sử dụng ít nhất một loại hình thanh toán mới trong năm qua.

Và hai phần ba số người khảo sát (bao gồm 75% người thuộc thế hệ millenials) cho biết họ đã thử nhiều cách thanh toán mới mà nếu không vì đại dịch thì họ đã không thử. Thậm chí, có đến 60% số người được khảo sát cho biết họ sẽ tránh các doanh nghiệp không có bất kỳ cách thanh toán điện tử nào.

Winnie Wong, Giám đốc Quốc gia của Mastercard tại Việt Nam, Campuchia và Lào chia sẻ: “Đại dịch đã thúc đẩy các thói quen số tại Việt Nam, và những thói quen này sẽ còn tồn tại lâu dài. Vì vậy giờ đây khi người tiêu dùng tương tác với các doanh nghiệp mảng F&B, họ kỳ vọng sẽ có nhiều trải nghiệm đa kênh và liền mạch hơn. Muốn đáp ứng được những nhu cầu liên tục phát triển này, các doanh nghiệp phải luôn ưu tiên công nghệ số với mục tiêu chính là đáp ứng các nhu cầu của khách hàng. Đây là điều kiện tiên quyết để giảm thiểu tác động của đại dịch và giữ được lợi thế cạnh tranh của mình.”

“Mastercard vẫn sẽ tiếp tục đồng hành cùng những cái tên lớn trong ngành F&B ở Việt Nam để khai thác sức mạnh của dữ liệu, mang lại những giải pháp thanh toán tân tiến và những trải nghiệm tuyệt vời giúp ngành F&B hồi phục và bền vững hơn bao giờ hết.”

titleNguồn Vietcetera Nguồn Vietcetera
Nguồn: Vietcetera

Các hoạt động nào đáng được trông chờ tiếp theo

Còn rất nhiều hoạt động thú vị khác sẽ diễn ra từ tháng Hai đến tháng Tư trong khuôn khổ sự kiện Flavors Vietnam 2022 với thật nhiều trải nghiệm và thông tin về ẩm thực. Đừng bỏ lỡ nhé.

  • Tuần lễ Nhà hàng Việt Nam 2022 – từ ngày 5 đến 13 tháng Ba
  • Thử thách Đầu bếp Tiềm năng 2022 – ngày 25 tháng Ba
  • Tuần lễ Quán Bar Việt Nam 2022 – từ ngày 9 đến ngày 17 tháng Tư

Vào website của chúng tôi để tìm hiểu thêm về Flavors Vietnam.

Flavors Vietnam 2022 là chương trình thường niên lần thứ 3 do Vietcetera và Mastercard tổ chức, hứa hẹn mang đến những hoạt động ẩm thực sôi nổi và tôn vinh những nhân tố nổi bật nhằm thúc đẩy ngành F&B trong nước phục hồi mạnh mẽ hơn sau đại dịch.

Chương trình bắt đầu từ Tháng 1 - Tháng 4, 2022, với các sự kiện ẩm thực đa dạng như: Hội Thảo Ẩm Thực & Đồ Uống, Giải Thưởng Nhà Hàng & Quán Bar, Tuần Lễ Nhà Hàng, Tuần Lễ Quán Bar, Thử Thách Đầu Bếp Tiềm Năng, cũng như series show dành riêng cho ẩm thực (Không Cay Không Về) và đồ uống (9PM).

Đặc biệt cảm ơn các Nhà Tài Trợ của Flavors Vietnam 2022: Mastercard, Diageo (nhà phân phối độc quyền của Johnnie WalkerTanqueray), Lighthouse Group Indochina (nhà phân phối độc quyền của Peroni và Super Bock), Good Food, Nestlé (nhà phân phối độc quyền của San PellegrinoAcqua Panna), KamereoLacàph.

Ưu đãi đặc biệt: Giảm 15% cho tất cả menu trong Tuần lễ Nhà hàng Việt Nam 2022 khi thanh toán bằng thẻ Mastercard Debit hoặc Credit.