Bàn về tiềm năng phát triển tại nông thôn cùng Khôi Lê, Giám đốc Kinh doanh toàn cầu, Facebook tại thị trường Việt Nam: Recap "Vietnam Innovators" tập 5 | Vietcetera
Billboard banner
Một chút thời gian, một hành trình sức khỏe tuyệt vời đang chờ bạn! 🌸 Tham gia khảo sát nhé!Bắt Đầu
08 Thg 04, 2021

Bàn về tiềm năng phát triển tại nông thôn cùng Khôi Lê, Giám đốc Kinh doanh toàn cầu, Facebook tại thị trường Việt Nam: Recap "Vietnam Innovators" tập 5

Khách mời của podcast “Vietnam Innovators” phiên bản tiếng Việt tập 5 là anh Khôi Lê, Giám đốc Kinh doanh Toàn cầu Thị trường Việt Nam tại Facebook Singapore. 
Bàn về tiềm năng phát triển tại nông thôn cùng Khôi Lê, Giám đốc Kinh doanh toàn cầu, Facebook tại thị trường Việt Nam: Recap "Vietnam Innovators" tập 5

Nguồn: Khôi Lê cho Vietcetera.

Lắng nghe và đăng ký theo dõi các tập podcast "Vietnam Innovators" bản tiếng Anh tại: Vietcetera Podcast | Apple Podcasts | Spotify | Google Podcasts | YouTube.

Lắng nghe và đăng ký theo dõi các tập podcast "Vietnam Innovators (Tiếng Việt)" tại: Vietcetera Podcast | Apple Podcasts | Spotify | Google Podcasts | YouTube.

Gần đây nhất, Group M và Facebook đã hợp tác để làm khảo sát về việc sử dụng điện thoại thông minh tại vùng nông thôn Việt Nam. Theo chia sẻ của chị Ruby Nguyễn, COO của Vietcetera kiêm dẫn chương trình “Vietnam Innovators”, đây là một khảo sát có “nhiều thông tin thú vị”.

Là nền tảng mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam, Facebook chính là cầu nối quan trọng trong việc tìm hiểu hành vi tiêu dùng ở nông thôn. Sứ mệnh của Facebook ngoài kết nối giữa doanh nghiệp và thị trường nông thôn, còn giúp cho những doanh nghiệp có thể phục hồi trở lại nhanh chóng sau đại dịch COVID-19.

Khách mời của podcast “Vietnam Innovators” phiên bản tiếng Việt tập 5 là anh Khôi Lê, Giám đốc Kinh doanh Toàn cầu, Facebook tại thị trường Việt Nam.

Xóa tan những hiểu lầm về nông thôn

Khảo sát hợp tác giữa Facebook và Group M dựa trên hành vi tiêu dùng của 5000 người dân trên 30 tỉnh thành nông thôn. Theo đó, Khôi Lê đã chỉ ra những thực tế tại nông thôn đằng sau những lầm tưởng khi làm kinh doanh:

  • Trái với nhận định người dân nông thôn xem TV nhiều hơn sử dụng Internet, khảo sát cho thấy 91% người tham gia khảo sát cho biết họ sử dụng Internet nhiều hơn và lâu hơn (2.5 tiếng/ngày) so với xem TV (1.5 tiếng/ngày).
  • Người dân ở nông thôn tận dụng các chức năng của nền tảng công nghệ số. Không dừng lại ở việc tham gia mạng xã hội, họ còn xem các đánh giá sản phẩm, livestream bán hàng online. Ở nông thôn, Facebook Watch là nền tảng chia sẻ video đứng thứ 2.
  • Khác với nhận định người dân nông thôn không mua hàng online, thị trường nông thôn có nhiều tiềm năng cho việc phát triển ngành thương mại điện tử. Các sàn thương mại điện tử đều đang mở rộng sức ảnh hưởng ở thị trường nông thôn và ngoại thành trong những năm gần đây.

Facebook - Cầu nối giữa các doanh nghiệp và thị trường nông thôn

Khôi Lê chia sẻ, “97% người sử dụng mạng xã hội ở nông thôn lựa chọn Facebook (bao gồm cả Messenger và Instagram). Hơn nữa, việc sử dụng mạng xã hội chiếm phần lớn thời gian họ sử dụng Internet. Vì thế Facebook là công cụ hoàn hảo để đưa sự hiện diện của các doanh nghiệp đến vùng nông thôn. Trong chiến dịch quảng bá thương hiệu Maggi của Nestle vào 2020, Facebook đã chiếm 32% trong việc nhận diện thương hiệu này.

Ngoài ra, hệ sinh thái của Facebook (Messenger và Instagram) còn tăng tính tương tác giữa doanh nghiệp và người mua. Sự hợp tác giữa Facebook và các sàn thương mại điện tử là giải pháp cho hành trình mua sắm của người dân. Họ có thể tiếp cận đúng sản phẩm mình cần và thanh toán, nhận hàng nhanh chóng và tiện lợi hơn trước.

Hơn nữa, các doanh nghiệp có thể lựa chọn những khu vực cụ thể, để thực hiện nhiều chiến dịch marketing cùng lúc, mà không gặp trở ngại về hậu cần như cách truyền thống.

Chuẩn bị kế hoạch mở rộng thị trường đến nông thôn cần những gì?

Đối với thị trường nông thôn, các doanh nghiệp phải có những chiến lược khác với khi quảng bá ở các đô thị. Khôi Lê đã chia sẻ về 3 cách các doanh nghiệp có thể áp dụng nền tảng Facebook vào chiến lược của họ ở nông thôn:

  1. Chọn một thị trường “đinh”: Doanh nghiệp không nên áp dụng một chiến lược marketing cho toàn quốc, mà cần định vị thị trường của mình. Từ đó, các doanh nghiệp sẽ cần có câu chuyện riêng và cách quảng bá trực tiếp đến thị trường họ chọn.
  2. Tận dụng những công cụ mới: Người dân ở nông thôn có tâm lý cần thấy “người thật việc thật”. Vì thế, các tính năng livestream, chia sẻ demo trên Facebook giúp cho các thương hiệu được đón nhận tốt hơn. Bên cạnh đó, Messenger còn giúp cho những cuộc trao đổi, tư vấn 1:1 với người mua dễ quản lý hơn.
  3. Cởi mở trong việc hợp tác: Doanh nghiệp cần hợp tác với các sàn thương mại điện tử để giải quyết vấn đề phân phối hàng hóa đến nông thôn. Ở vai trò mạng xã hội, Facebook đã tạo ra phương thức hợp tác 3 bên để quảng bá cho thương hiệu và dẫn đến trang mua hàng trực tuyến ngay lập tức. Quy trình mua sắm, từ đó trở nên thuận tiện hơn đối với khách hàng.