Lithromantic là gì? Sao ta lại bỏ chạy khi được đáp lại tình cảm? | Vietcetera
Billboard banner
Một chút thời gian, một hành trình sức khỏe tuyệt vời đang chờ bạn! 🌸 Tham gia khảo sát nhé!Bắt Đầu

Lithromantic là gì? Sao ta lại bỏ chạy khi được đáp lại tình cảm?

Những con người thuộc giới cảm xúc lithromantic thường rất "né tránh" khi tình yêu của họ được đáp trả. Khoan đã, vậy họ thích yêu đơn phương chăng?
Lithromantic là gì? Sao ta lại bỏ chạy khi được đáp lại tình cảm?

Nguồn: cờ Lithromantic

1. Lithromantic là gì?

Lithromantic /ˈlɪθrə(ʊ)ˈmantɪk/ (tính từ) chỉ người thích người khác nhưng lại không mong muốn tình cảm được đáp lại (Theo Wikja.org).

Đặc điểm thường thấy của những người lithromantic là họ yêu đơn phương nhưng không bao giờ thổ lộ. Bên cạnh đó, họ sẽ mất hết hứng thú nếu đối phương thích ngược lại mình.

Lithromantic là một loại xu hướng cảm xúc (romantic orientation), còn được biết với tên gọi khác là akoiromantic hoặc apromantic.

2. Nguồn gốc của lithromantic?

Vào năm 2016, một người dùng Tumblr đã đặt tên cho lithromantic theo từ “lithos” trong tiếng Hy Lạp, nghĩa là ‘stone’ (hòn đá). (slanglang.net)

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng lithromantic đã tồn tại rất lâu trước đó, thậm chí trước khi internet xuất hiện, nhưng không có bằng chứng nào xác thực.

3. Vì sao lithromantic trở nên phổ biến

Tháng 4 năm 2016, lượt tìm kiếm cho lithromantic trên Google đột ngột tăng. Cùng khoảng thời gian đó, trang Guu 4 Lady đã có một bài viết về thuật ngữ này, với hơn 4 nghìn lượt chia sẻ.

Fanpage Chuyện và Trích Dẫn cũng có bài đăng về lilthromantic trong thời điểm đấy. Đến giữa năm 2020, lượng search của từ khóa này lại tăng đột biến.

Nguồn Đầm lầy
Nguồn: Đầm lầy

Khi thích một người, các lithromantic thường tự tạo ra những ảo tưởng về đối phương (fantasy love). Vì vậy, khi tình cảm được đáp lại, họ thường “bỏ chạy” bởi vì sợ hãi việc những ảo tưởng đó sẽ mất đi nếu họ bước vào một mối quan hệ thật sự.

Thậm chí có người còn chọn yêu những nhân vật giả tưởng trong phim hoặc truyện vì biết chắc chắn tình cảm đó sẽ không được đáp lại.

Một cách lý giải khác cho việc này là ‘nỗi sợ mối quan hệ’ (fear of relationship commitment). Nỗi sợ này thường là kết quả của những tổn thương hoặc thiếu hụt về mặt cảm xúc khi còn nhỏ. Vì vậy một số người thường cảm thấy an toàn hơn nếu đó chỉ là tình cảm đơn phương và họ không cần phải ràng buộc với ai.

4. Dùng từ lithromantic như nào?

Tiếng Anh

A: If you love Hao, why don't you confess your love to him?

B: Sorry, but I'm lithromantic.

Tiếng Việt

A: Nếu mày yêu Hào, sao mày không chịu tỏ tình với nó đi?

B: Xin lỗi nhưng tao là đứa chỉ thích đơn phương người ta thôi.