Netflix làm ảnh bìa thế nào để nhìn là muốn bấm vào? | Vietcetera
Billboard banner

Netflix làm ảnh bìa thế nào để nhìn là muốn bấm vào?

Người ta thường nói “đừng đánh giá cuốn sách qua bìa của nó”, nhưng hầu hết chúng ta đều làm điều ngược lại, một cách vô thức. Và Netflix nhận thức rõ sự thiên vị này.
Netflix làm ảnh bìa thế nào để nhìn là muốn bấm vào?

Cùng một bộ phim, nhưng ảnh bìa hiện trên tài khoản Netflix của bạn và bạn của bạn có thể sẽ khác nhau đấy. | Nguồn: Decider

Con người là một động vật nhạy bén về thị giác. Đôi mắt của chúng ta di chuyển 3-4 lần mỗi giây để xử lý thông tin và có thể phân tích một hình ảnh trong vòng 13 mili giây.

Một nghiên cứu vào năm 2014 của Netflix cũng chỉ ra rằng, với mỗi tấm ảnh bìa, người dùng thường chỉ cần liếc qua 1.8 giây. Nếu trong vòng 90 giây họ không thể tìm thấy thứ gì đó bắt mắt (được hiểu tương đương với nội dung hay) thì sẽ thoát luôn khỏi ứng dụng.

Như vậy, ảnh bìa là một yếu tố có ảnh hưởng cực kỳ lớn đến việc khán giả quyết định xem một bộ phim ngẫu nhiên. Hiểu điều đó, Netflix đã đầu tư cả một hệ thống riêng, tự thiết kế và tối ưu hoá ảnh bìa của các bộ phim, thay vì chỉ lấy ảnh áp phích mặc định từ nhà sản xuất phim.

Trong bài viết này hãy cùng tìm hiểu Netflix phải bỏ công sức thế nào cho mỗi bức ảnh bìa mà bạn thường chỉ dành vài giây để lướt qua nhé.

1. Lọc khung hình tốt nhất từ phim

Theo chia sẻ từ blog chính thức của Netflix, quá trình tạo ảnh bìa của họ bắt đầu bằng việc cắt các khung hình tĩnh từ phim. Ví dụ, đối với một tập phim dài khoảng 1 tiếng như Strange Things, thuật toán của Netflix sẽ quét và cắt ra được khoảng 86 nghìn khung hình.

Sau đó chúng sẽ được phân tích thẩm mỹ (aesthetic visual analysis). Tại đây, mỗi bức hình sẽ được gắn nhãn theo 3 nhóm đặc điểm như sau:

Netflix dugraveng thuật toaacuten để tự động nhận diện khuocircn mặt tư thế của nhacircn vật vagrave tiacutenh toaacuten caacutec chỉ số kỹ thuật Nguồn netflixtechblogcom
Netflix dùng thuật toán để tự động nhận diện khuôn mặt, tư thế của nhân vật và tính toán các chỉ số kỹ thuật. | Nguồn: netflixtechblog.com
  • Thị giác (visual): gồm các tiêu chí có thể đo lường bằng số như độ sáng, độ tương phản, độ đậm nhạt của màu sắc, độ mờ (do có vật thể chuyển động),...
  • Bối cảnh (contextual): gồm các yếu tố giúp suy ra ý nghĩa thể hiện trong khung hình, như ảnh có xuất hiện vật thể gì, có xuất hiện mặt của nhân vật (chính) hay không, ảnh có lộ da thịt (khoả thân) hay không, góc chụp cận hay rộng,...
  • Bố cục (composition): gồm các tiêu chuẩn dựa theo kinh nghiệm về nhiếp ảnh, quay phim, thiết kế như quy tắc một phần ba, quy tắc đối xứng,...

Các bức ảnh sau khi phân loại sẽ tiếp tục được xếp hạng theo:

  • Mức độ thu hút thị giác: có xuất hiện nhân vật chính, ánh sáng tốt, độ tương phản tốt, đảm bảo bố cục hình ảnh theo chuẩn nhiếp ảnh,...
  • Mức độ phù hợp với nội dung chính của phim, thể loại của phim, quy định về độ tuổi của khán giả,...
9 Bức ảnh bigravea nhận được tỷ lệ hiển thị trecircn 5 của bộ phim Stranger Things Nguồn netflixtechblogcom
9 Bức ảnh bìa nhận được tỷ lệ hiển thị trên 5% của bộ phim Stranger Things. | Nguồn: netflixtechblog.com

2. Chọn ảnh có khuôn mặt biểu cảm

Tuỳ vagraveo thể loại nội dung phim caacutec ảnh bigravea sẽ thể hiện khiacute chất tương ứng Tuy nhiecircn khaacuten giả coacute thể quan saacutet thấy rằng caacutec nhacircn vật chiacutenh trong ảnh bigravea thường mang nhiều biểu cảm phức tạp Nguồn Netflix Việt Nam
Tuỳ vào thể loại, nội dung phim, các ảnh bìa sẽ thể hiện khí chất tương ứng. Tuy nhiên, khán giả có thể quan sát thấy rằng các nhân vật chính trong ảnh bìa thường mang nhiều biểu cảm phức tạp. | Nguồn: Netflix Việt Nam

Con người có xu hướng bị thu hút bởi các khuôn mặt. Nhưng đáng chú ý hơn là, chúng ta thường tập trung nhiều vào những khuôn mặt có những biểu cảm phức tạp (như ngạc nhiên, lo lắng, sợ hãi,...) hơn là những khuôn mặt không có cảm xúc hoặc gợi cảm giác hiền lành.

Nguyên nhân được cho là do những cảm xúc phức tạp thường truyền tải nhiều thông tin hơn, mà thông tin thì cực kỳ cần thiết cho bản năng sống còn của con người. Điều đó đã được cài đặt trong hệ thống xử lý của não bộ từ thuở nguyên thủy và vẫn còn duy trì đến ngày nay.

Nghiecircn cứu của Netflix chỉ ra rằng bức ảnh dưới cugraveng becircn phải của bộ phim ldquoUnbreakable Kimmy Schmidtrdquo lagrave thu huacutet nhất Nguồn netflixcom
Nghiên cứu của Netflix chỉ ra rằng, bức ảnh dưới cùng bên phải của bộ phim “Unbreakable Kimmy Schmidt” là thu hút nhất. | Nguồn: netflix.com

3. Chọn ảnh có nhân vật phản diện làm trọng tâm

Trong nghiên cứu của mình, Netflix thấy rằng các nhân vật phản diện tạo được thu hút một cách đáng ngạc nhiên ở cả thể loại hành động và hoạt hình cho trẻ em. Chẳng hạn, với phim “Dragons: Race to the Edge”, hai hình ảnh của các nhân vật phản diện được nhìn thấy dưới đây nhận được sự chú ý vượt trội hơn hẳn so với những hình ảnh khác.

Netflix cho biết ảnh bigravea của nhacircn vật phản diện trong phim ldquoDragons Race to the Edgerdquo được nhấn vagraveo nhiều hơn so với caacutec ảnh cograven lại Nguồn netflixcom
Netflix cho biết ảnh bìa của nhân vật phản diện trong phim “Dragons: Race to the Edge” được nhấn vào nhiều hơn so với các ảnh còn lại. | Nguồn: netflix.com

4. Chọn ảnh có ít hơn 3 người trong cùng 1 khung hình

Netflix cũng phát hiện ra rằng: những bức ảnh đông người sẽ phù hợp hơn cho một bảng quảng cáo lớn trên đường phố. Còn ở kích thước nhỏ như màn hình máy tính, điện thoại, các bức ảnh bìa tốt hơn hết là nên có ít nhân vật trọng tâm.

Dugrave phim coacute đến chục diễn viecircn nhưng khi lecircn bigravea chiacutenh cũng chỉ cograven lại số iacutet Nguồn Phim Sex Education Netflix Việt Nam
Dù phim có đến chục diễn viên, nhưng khi lên bìa chính cũng chỉ còn lại số ít. | Nguồn: Phim Sex Education, Netflix Việt Nam

5. Thay đổi ảnh bìa dựa theo lịch sử xem phim của người dùng

Với một bộ phim, Netflix có thể lưu trong kho từ hàng chục đến trăm bức ảnh bìa để thay đổi theo đặc điểm từng (nhóm) người dùng.

Cụ thể, từ lịch sử xem phim của bạn, hệ thống có thể dự đoán thể loại phim hoặc diễn viên mà bạn yêu thích. Từ đó Netflix chọn ra cho bạn tấm ảnh bìa tạo cảm giác thân quen hơn, dễ khiến bạn muốn bấm vào hơn.

Dựa theo lịch sử xem phim của bạn Netflix coacute thể sẽ thay đổi ảnh bigravea của phim sao cho chuacuteng gần với sở thiacutech phỏng đoaacuten của bạn nhất Nguồn netflixtechblogcom
Cùng xét đến tựa phim "Good Will Hunting". Nếu trước đó bạn xem nhiều phim thể loại tình cảm - lãng mạn, thì có thể sẽ được Netflix đề xuất cho tấm ảnh bìa mùi mẫn ở phía trên bên phải. Còn nếu bạn thích hài kịch, tấm ảnh bên dưới có thể sẽ xuất hiện. | Nguồn: netflixtechblog.com
Ngay cả khi Anya TaylorJoy khocircng phải lagrave nhacircn vật chiacutenh trong phim Peaky Blinders nhưng cocirc vẫn coacute thể xuất hiện trecircn ảnh bigravea vigrave đang nổi tiếng ở một bộ phim khaacutec The Queens Gambit Nguồn FergusCheahTwitter
Ngay cả khi Anya Taylor-Joy không phải là nhân vật chính trong phim Peaky Blinders, nhưng cô vẫn có thể xuất hiện trên ảnh bìa, nhất là nếu khán giả đã xem cô ở một bộ phim nổi tiếng khác (The Queen's Gambit). | Nguồn: @Fergus_Cheah/Twitter

6. Thay đổi ảnh bìa tùy theo quốc gia

Đối với các bộ phim, các chi tiết phản ánh văn hoá quốc gia/địa phương vừa có thể là điểm nhấn, vừa là điểm nhạy cảm. Dựa vào đó, khi cần, Netflix cũng tối ưu hoá của bức ảnh bìa sao cho tự nhiên với người dân bản địa.

Ảnh bigravea thu huacutet nhất của bộ truyền higravenh Sense8 coacute sự khaacutec biệt lớn giữa từng quốc gia Nguồn netflixcom
Cùng một bộ phim, nhưng mỗi quốc gia lại có một ảnh bìa được yêu thích khác nhau. | Nguồn: netflix.com

Ngoài ra, vào năm 2018, một số khán giả còn phản hồi rằng Netflix đã tạo ra các bức ảnh bìa khác nhau dành cho các chủng tộc khác nhau. Với bộ phim với dàn diễn viên chủ yếu là người da trắng như “Like Father”, một số người dùng da đen báo cáo lại rằng ở tài khoản của họ, ảnh bìa của bộ phim đã cho hiển thị các diễn viên da đen.

Tuy nhiên, trước thắc mắc này, Netflix khẳng định họ chỉ tạo ảnh bìa dựa trên lịch sử xem phim, chứ không phải đặc điểm nhân khẩu học của người dùng.

Kết

Có thể nói Netflix đã giúp nhiều người có trải nghiệm mượt mà hơn khi dùng dịch vụ nhờ quy trình tuyển chọn ảnh bìa có tính toán kỹ lưỡng.

Tuy nhiên, không phải tất cả các kịch bản cá nhân hóa trải nghiệm đều thành công dễ dàng chỉ bằng một số cách thức được nêu bên trên. Chính Netflix cũng không cứng nhắc đi theo các nguyên tắc đó cho tất cả các phim.

Đó là bởi gu xem phim của một người không phải lúc nào cũng rõ ràng. Thẩm mỹ của mỗi người cũng khác. Hơn nữa, hiệu quả của tấm ảnh bìa đôi khi còn phụ thuộc vào cách Netlfix tối ưu hoá nhiều yếu tố khác như cách sắp xếp phim trên trang chủ, cách chọn vị trí đặt tiêu đề,...

Thời gian tới hệ thống chắc chắn sẽ còn cải tiến. Vì vậy, về phía người dùng, bạn có thể để ý hơn các cách sắp xếp của Netflix và qua đó biết đâu bạn hiểu hơn sở thích của chính mình.