Oddly normal: Quan sát, tò mò và đừng nghe lời khuyên của podcaster | Vietcetera
Billboard banner
24 Thg 09, 2021
Sáng TạoTruyền ThôngCastcamp

Oddly normal: Quan sát, tò mò và đừng nghe lời khuyên của podcaster

Podcast Oddly normal thường rất dài và nhiều kiến thức. Bên cạnh sở thích, thế mạnh của mỗi người, họ luôn tâm niệm không bó buộc mình vào một chủ thể cố định.
Oddly normal: Quan sát, tò mò và đừng nghe lời khuyên của podcaster

Podcast Oddly Normal

Vietcetera - Tiger - Baemin - Prudential - Tiki

Podcast Oddly normal - hiểu nôm na là “Bình thường một cách bất thường” ra đời từ tháng 2/2020 với 5 thành viên ở khắp các quốc gia và châu lục khác nhau.

Với tinh thần cây nhà lá vườn, để cùng “hát cho đồng bào tôi nghe", Oddly normal được bắt đầu bởi một ý tưởng của Vân và Tiến. Rằng podcast như một cuộc trò chuyện, chia sẻ hàng ngày giữa những người bạn bè và người thân.

Trước khi làm podcast, họ vẫn tám chuyện với nhau về những chủ đề này, nhưng chỉ là trong nhóm nhỏ vài ba người bạn.

Thông tin và chủ đề trong mỗi tập podcast của Oddly normal thường hướng đến các lý thuyết, kiến thức, câu chuyện xã hội, khoa học, nghệ thuật... có sức nặng về nội dung, đào sâu với góc nhìn mới lạ, độc đáo.

Hãy cùng tìm hiểu về hành trình của Oddly normal và lắng nghe những chia sẻ để tạo ra những số podcast chất lượng. Đặc biệt là với một nhóm bạn ở nhiều nơi khác nhau và đến từ những ngành nghề khác nhau, làm sao để họ có thể hoà hợp và cộng hưởng kiến thức của nhau một cách tốt nhất?

Không cần công thức sáng tạo cho podcast

Nội dung độc lạ, có tính giải trí, chất giọng hay, âm thanh chuyên nghiệp, mời được khách mời xịn hay host đẹp, nổi tiếng,… Nếu liệt kê các tiêu chí thông thường đó, Oddly normal cho rằng, hẳn kênh của mình sẽ không đạt một tiêu chuẩn nào.

Đó cũng chính là điều làm nên sự khác biệt của podcast. Người nghe sẽ không quá chú tâm đến hình thức, mà chất lượng nội dung, sự mạch lạc của câu chuyện sẽ đóng vai trò lớn hơn rất nhiều.

“Chúng tôi không nghĩ là có một công thức chung nào đó để làm podcast. Và càng không có công thức sáng tạo như nào và từ đâu thì podcast sẽ hay. Mỗi người sẽ có cách tìm cảm hứng khác nhau. Với chúng tôi, cảm hứng có được từ việc bạn luôn tò mò với cuộc sống.” - Oddly normal chia sẻ.

Tập "Bảo bối tử thần" ra đời một cách khá ngẫu nhiên trong một ngày đẹp trời.

Ý tưởng với họ thường đến khá ngẫu nhiên. Như là một ngày đẹp trời, thành viên nào đó trong nhóm đang thơ thẩn thì giật mình tự hỏi “Vì sao chúng ta sợ chết?" và “Nỗi sợ chết đã khiến con người nghiên cứu những công nghệ đột phá gì?”. Từ đó tập “Bảo bối tử thần” ra đời.

Mỗi thành viên trong nhóm đều có một chuyên môn khác nhau, sở trưởng và mối quan tâm khác nhau. Chính vì thế, từ các chủ đề được lựa chọn trong từng tập của mình, mỗi thành viên có thể phân tích và mổ xẻ dưới những góc nhìn như sinh học, hóa học, tâm lý, văn hóa, lịch sử, triết học, vật lý, khoa học máy tính.

Các thành viên cũng tin rằng, khi nghe podcast Oddly normal, thính giả cũng sẽ tự hỏi những câu như vậy trong đầu. Có khác chăng chỉ là thiếu bạn bè để cùng ngồi bàn luận, tranh cãi cho ra ngô ra khoai mà thôi.

Sau khi đã chốt về ý tưởng, cả nhóm sẽ cùng ngồi lại. Đầu tiên là để mổ xẻ chủ đề, sau đó là để mổ xẻ nhau.(cười) Cuối cùng, Oddly normal đã đúc kết: “Theo cả nhóm nhận ra, qua 19 tập đã lên sóng, chủ đề nào bắt đầu bằng một cuộc cãi nhau lên bờ xuống ruộng, thì chủ đề đó có khả năng sẽ hấp dẫn người nghe.”

“Learning happens when we allow ourselves to be puzzled by things around us” luôn là tinh thần xuyên suốt tất cả các tập của Oddly normal.

Sau chặng đường một năm rưỡi làm podcast, Oddly normal cho rằng, tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá một ý tưởng, chủ đề là: “There are dots to be connected”. Tức là cả nhóm nhìn thấy có những điểm bình thường và bất thường ở một chủ đề, để kết nối chúng thành một câu chuyện.

Chủ đề cũng cần đủ khó, đủ thách thức và có thể nghiên cứu dưới góc nhìn đa ngành. “Learning happens when we allow ourselves to be puzzled by things around us” luôn là tinh thần xuyên suốt tất cả các tập của Oddly normal.

Hãy là thính giả khó tính nhất với podcast của mình

Khi nấu một tô phở to và muốn kỳ vọng người ăn “húp đến giọt nước cuối cùng", thì hoặc là người nghe phải thật đói, tô phở siêu ngon đậm đà hoặc là trong phở có thành phần siêu bổ dưỡng. Đó cũng là cách Oddly normal luôn đánh giá podcast của mình.

“Chúng tôi thì tự nhìn nhận podcast của mình không những dài mà còn “khó ăn” với lượng kiến thức, khái niệm và phân tích dày đặc.

Nên cách duy nhất để níu chân người nghe chỉ là câu chuyện và điểm mấu chốt cuối cùng mà chúng tôi muốn kết nối. Và nghe xong thì hy vọng là bổ não.” - Oddly normal cho biết.

Hãy luôn là khán giả khó tính nhất của chính mình.

Mặt khác, đội ngũ Oddly normal luôn có một nguyên tắc dựa trên kinh nghiệm của mình. Để một tập được phát sóng, host của tập đó sẽ phải thuyết trình ý tưởng và thuyết phục tất cả những người còn lại trong nhóm.

Nếu có bất cứ thành viên nào cảm thấy câu chuyện của host chưa đủ hấp dẫn, tranh luận sẽ diễn ra. Các thành viên khác trong nhóm có thể tùy ý chọn phe hoặc đứng giữa làm trọng tài. Đây cũng là cách mà Oddly normal tự “kiểm định" chất lượng nội dung của mình trước khi ra mắt thính giả.

Tận dụng sự khác biệt để tạo ra màu sắc đa dạng

Làm podcast với một đội ngũ đông thành viên và cách nhau cả nửa vòng trái đất dĩ nhiên luôn có những khó khăn và trở ngại. Đầu tiên là về mặt địa lý.

“Những múi giờ của các thành viên ngăn cản chúng tôi cùng tỉnh táo ở một thời điểm. Hoặc là tệ hơn, đang cãi nhau căng thì một người lăn ra ngủ mất, người còn lại thì phải vào lại công ty họp. Cứ tập nào có ba người trở lên thì đều rất mất thời gian để sắp xếp lịch.” - Oddly normal chia sẻ.

Ví dụ, như với tập “Ba chàng hiệp sĩ mộng mơ", Oddly normal đã phải hoãn đến 2, 3 tháng vì cả nhà văn và hoạ sĩ khách mời đều quá bận. Ngoài ra, ở tập “Lỗ giun 4 chiều" gần đây, các thành viên ở hai châu lục cách nhau 13 tiếng.

Khó khăn thứ hai là về thời gian cá nhân của mỗi người.

Theo Oddly normal - “Ngoài việc phải đánh vật với hạt ảo và nón ánh sáng trong tập “Lỗ giun 4 chiều" để tìm cách cắt nghĩa cho dễ hiểu, thì lý do khiến tập này mất gần 6 tháng mới xong, là vì nhân vật chính quá bận bịu dành thời gian chơi game và đọc truyện khoa học viễn tưởng.”

"Lỗ giun bốn chiều" là tập podcast khiến cả nhóm mất gần 6 tháng để hoàn thành

Nhưng cũng chính từ việc nuôi dưỡng những sở thích, mối quan tâm khác nhau, cùng với sự đa dạng trong công việc, ngành học ở các châu lục khác nhau, mà mỗi tập của Oddly normal luôn được tiếp cận với những màu sắc và góc nhìn đa diện.

Mỗi tập podcast, đơn giản vẫn là những câu chuyện ấy, họ cùng gọt giũa lại, đào sâu thêm để cho nhiều người nghe hơn. Bên cạnh sở thích, thế mạnh của mỗi người, họ luôn tâm niệm để không bó buộc mình vào một chủ để cố định.

Lời khuyên khác từ Oddly normal:

  • Kinh nghiệm làm podcast của chúng tôi là.... đừng nghe lời khuyên của các podcaster. (Thực ra đây vẫn là lời khuyên của một podcaster) Đùa vậy thôi, nhưng do làm khoa học nên chúng tôi có một định kiến là những đúc rút cá nhân thường không mang tính đại diện, và do đó, khó mà áp dụng cho số đông được.

Xin cảm ơn các Nhà tài trợ đồng hành cùng Vietcetera tại "trại thi" Cast Camp 2021.

Prudential: Là lựa chọn số 1 về bảo hiểm nhân thọ cho mọi gia đình Việt.
Tiki: Sàn thương mai điện tử đáng tin cậy nhất Việt Nam theo khảo sát của Nielsen năm 2020.
Baemin: Là ứng dụng giao đồ ăn đến từ Hàn Quốc, hướng đền giới trẻ văn phòng - những người muốn dành nhiều thời gian để sống, làm việc và trải nghiệm hơn là vào việc chuẩn bị thức ăn.
Tiger: Bia Lúa Mì Tiger Platinum - Dấu Ấn Hệ Bản Lĩnh