14 Thg 09
Là người Việt Nam, hễ ai cũng từng trải qua chuyện “không quý nhau nhưng vẫn tặng nhau quà” bởi xã hội chúng ta xem trọng chuyện quan hệ xã giao, giữ mối. Điều này cho thấy chuyện biếu xén có nhiều nét nghĩa hơn là việc người ta quý mến và dành những điều tốt đẹp nhất cho nhau. Là một trong những hình thức trao đổi giá trị sớm nhất và phổ biến nhất trong lịch sử loài người, chuyện “đồng quà tấm bánh” thể hiện nhiều toan tính và lợi ích trong quan hệ giữa người với người. Món quà vừa là lời khẳng định đẳng cấp của người tặng, vừa là sự thách thức nhắm vào người nhận, rằng “để tuyên bố mình có đẳng cấp tương đương, hãy tặng lại vật phẩm có giá trị ngang bằng hoặc cao hơn ban đầu”. Nếu không làm được điều đó, người nhận sẽ rơi vào não trạng nợ nần, mang ơn.
Là người Việt Nam, hễ ai cũng từng trải qua chuyện “không quý nhau nhưng vẫn tặng nhau quà” bởi xã hội chúng ta xem trọng chuyện quan hệ xã giao, giữ mối. Điều này cho thấy chuyện biếu xén có nhiều nét nghĩa hơn là việc người ta quý mến và dành những điều tốt đẹp nhất cho nhau. Là một trong những hình thức trao đổi giá trị sớm nhất và phổ biến nhất trong lịch sử loài người, chuyện “đồng quà tấm bánh” thể hiện nhiều toan tính và lợi ích trong quan hệ giữa người với người.
Món quà vừa là lời khẳng định đẳng cấp của người tặng, vừa là sự thách thức nhắm vào người nhận, rằng “để tuyên bố mình có đẳng cấp tương đương, hãy tặng lại vật phẩm có giá trị ngang bằng hoặc cao hơn ban đầu”. Nếu không làm được điều đó, người nhận sẽ rơi vào não trạng nợ nần, mang ơn.