Yassify - Không có ai xấu, chỉ có người không biết dùng filter | Vietcetera
Billboard banner

Yassify - Không có ai xấu, chỉ có người không biết dùng filter

Đăng ảnh lên mạng xã hội, chỉnh sửa bao nhiêu là đủ?
Yassify - Không có ai xấu, chỉ có người không biết dùng filter

Nguồn: YassifyBot

1. Yassify là gì?

Yassify là từ lóng chỉ việc dùng vô số các công cụ chỉnh sửa (thường là qua các ứng dụng như FaceApp) để tạo ra bức ảnh chân dung “đẹp lồng lộn”.

Nhân vật chính sau khi được “trang điểm” qua các bộ lọc sẽ có các điểm đặc trưng như: làn da mịn không tì vết, môi căng, mũi thẳng, mắt to, mày đậm, xương hàm góc cạnh, mặt đánh khối hoàn hảo. Nói chung, họ sẽ trở nên đặc biệt quyến rũ dù ở ảnh gốc họ có biểu cảm đáng sợ thế nào.

Ngoài ra, nếu nhân vật trong ảnh là nam thì đa phần sau khi được "yassify", họ sẽ thay đổi diện mạo thành nữ.

2. Nguồn gốc của yassify?

Lớp nghĩa hiện tại của yassify được sử dụng lần đầu tiên vào khoảng tháng 3 năm 2021, khi người dùng Twitter @Gamrboi69 đăng các bức ảnh bị chỉnh sửa quá đà của hoàng thân Philip.

Về mặt cấu tạo từ, yassify được cho là lấy cảm hứng từ cụm cảm thán "yasss queen!". Cụm từ này có nguồn gốc từ nền văn hoá cải trang và trình diễn của cộng đồng LGBT+ những năm 1980 tại Mỹ. Trong đó, yasss còn được viết là yas, yes. Queen là từ viết gọn hơn của drag queen, các nghệ sĩ biểu diễn đồng tính có lối trang điểm đậm đặc trưng.

Caacutec drag queen trong xhương trigravenh RuPauls Drag Race nổi tiếng Nguồn WOW
Các drag queen trong xhương trình RuPaul's Drag Race nổi tiếng. Nguồn: WOW

3. Tại sao yassify trở nên phổ biến?

Phải đến khi diễn viên Toni Colette trong phim Hereditary được yassify thì khái niệm này mới thực sự trở nên nổi tiếng, vượt khỏi ranh giới sử dụng trong cộng đồng LGBT+.

Khuôn mặt chìm trong hoảng sợ của Toni sau khi được yassify lại trở nên quyến rũ, rất… không liên quan đến sự việc kinh hoàng mà cô đang đối mặt trong phim. Chính sự lạc quẻ đó đã mang lại tiếng cười, khiến chiếc meme này nhanh chóng được lan truyền mạnh mẽ trên TikTok và Twitter.

Đẹp rồi thigrave khocircng cograven sợ Toni Colette trong phim Hereditary trước vagrave sau khi được quotyassifyquot
Đẹp rồi thì không còn gì phải sợ? - Toni Colette trong phim Hereditary trước và sau khi được "yassify".

Thậm chí, có hẳn 1 tài khoản Twitter chuyên “chế” ảnh theo phong cách này đã ra đời, tên là Yassify Bot. Với vô số nhân vật được yassify hết sức bài bản – từ người nổi tiếng đến nhân vật trong tranh cổ điển, Yassify Bot đã nhận được hơn 165 nghìn lượt theo dõi chỉ sau khoảng 3 tháng hoạt động.

Giải thích cho sự vụt lên nhanh chóng của yassify, có 2 lý do chính có thể kể đến là sự tò mò và tính châm biếm.

Theo Adam Denvers (chủ nhân tài khoản Yassify Bot) sự biến hóa không hề “giả trân” của yassify đem lại tiếng cười cho nhiều người do sự “lồng lộn” đến mức kỳ quặc.

Từ khi bắt đầu tài khoản, Adam đã nhận được vô số đề nghị yassify ảnh của cả cá nhân lẫn người nổi tiếng. Có lẽ, ai cũng có ít nhiều tò mò được nhìn thấy nhân vật yêu thích của mình được “lột xác” theo phong cách hài hước.

Khoacutec cũng phải đẹp Nguồn Yassify Bot
Khóc cũng phải đẹp! | Nguồn: Yassify Bot
Đẹp phong caacutech quotyassifiedquot cũng coacute chuacutet đaacuteng sợ Nguồn Dazed Digital
Khi Harry Styles đẹp phong cách "yassified"... | Nguồn: Dazed Digital

Nhìn nhận một cách nghiêm túc hơn bên cạnh tính giải trí, yassify là một hình thức châm biếm xu hướng chỉnh sửa ảnh để “sống ảo, câu like” trên mạng xã hội. Việc sử dụng các bộ lọc ảnh để trông xinh đẹp hơn giúp nhiều người tự tin hơn ở thế giới ảo, nhưng có một nghịch lý rằng: các tiêu chuẩn sắc đẹp được đặt ra cuối cùng lại khiến cho ai cũng như ai.

4. Cách dùng yassify?

Tiếng Anh

A: Do you think this lady is being photoshopped too much?

B: Well, actually that’s a photo of a guy being yassified. Surprise?

Tiếng Việt

A: Cậu có nghĩ cô gái trong bức hình này có đang bị photoshop hơi quá tay không?

B: Thực ra đó là hình của một anh chàng bị làm lố đấy. Ngạc nhiên chưa?