Money Lover và những khoản nợ của người khởi nghiệp | Vietcetera
Billboard banner
20 Thg 09, 2018
Kinh DoanhKhởi Nghiệp

Money Lover và những khoản nợ của người khởi nghiệp

Được bình chọn là một trong những ứng dụng tốt nhất trên cả Google Play Store và App Store, ứng dụng quản lý tài chính cá nhân Money Lover, được phát triển bởi Finsify, là một trong những trường hợp hiếm hoi gặt hái được thành công tại thị trường quốc tế.

Money Lover và những khoản nợ của người khởi nghiệp

Money Lover và những khoản nợ của người khởi nghiệp

Tháng 5/2017, Google vinh danh “Top 5 ứng dụng tốt nhất” trên Google Play Store dành cho nền tảng Android, trong đó có Money Lover, một ứng dụng được phát triển bởi đội ngũ Finsify (trước đây là ZooStudio) đến từ Hà Nội, Việt Nam. Chưa dừng lại ở đó, ứng dụng tròn 6 tuổi này còn giữ vị trí số 1 trên App Store của Apple trong mảng quản lý tài chính cá nhân.

Không hẳn là công ty tiên phong ở hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ tại Việt Nam, nhưng có thể nói, Finsify là một trong những công ty hiếm hoi chọn khởi điểm tại thị trường quốc tế và liên tiếp gặt hái thành công.

Vậy, đâu là bí quyết tạo nên tiếng vang mang tên “Money Lover”, từ những ngày đầu tiên và xuyên suốt trong nhiều năm qua? Không nén nỗi sự tò mò, chúng tôi quyết định quay trở lại Thủ đô.

Đội ngũ Money Lover giới thiệu những tiacutenh năng mới trecircn ứng dụng sizesmaxwidth 1200px 100vw 1200px
Đội ngũ Money Lover giới thiệu những tính năng mới trên ứng dụng.

Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi khi bước vào “đại bản doanh” của Money Lover là ở đây giống một ngôi nhà hơn là một văn phòng! Căn nhà 4 tầng được thiết kế với đầy đủ phòng khách, phòng bếp, và các phòng nhỏ ở tầng trên dành cho các team riêng biệt, ở tầng thượng còn có một quầy bar nhỏ cho mọi người uống cà phê và thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng, “mục đích là để tạo cho tất cả mọi người một môi trường thoải mái, bởi đa phần team đều là dân kỹ thuật,” – anh Tô Thành Công – đại diện của Money Lover chia sẻ.

Cùng chúng tôi lắng nghe câu chuyện khởi nghiệp của đội ngũ trẻ nhà Finsify qua bài viết dưới đây.

Trước tiên, các bạn có thể chia sẻ lý do tại sao team lại quyết định thay đổi tên gọi, từ ZooStudio sang Finsify được không?

Trước đây, với tên gọi ZooStudio, chúng tôi chỉ tập trung vào phát triển ứng dụng trên điện thoại. Nhưng đó chưa phải là tất cả những gì chúng tôi ấp ủ. Hiện team còn có nhiều dự định tiến xa với các sản phẩm trong hệ sinh thái Công nghệ Tài chính (Fintech). Đó là lý do chúng tôi quyết định đổi tên thành Finsify.

Đại bản doanh của Money Lover ấm cuacuteng như một ngocirci nhagrave sizesmaxwidth 1200px 100vw 1200px
Đại bản doanh của Money Lover ấm cúng như một ngôi nhà.

Team Finsify có thể bật mí những điểm mạnh khiến Money Lover trở thành một trong những ứng dụng nổi bật nhất trên Google Play Store cũng như App Store được không?

Có lẽ là do khởi nguồn của ứng dụng này hoàn toàn đến từ nhu cầu cá nhân của nhóm sáng lập. Đó là muốn có một công cụ ghi chép lại những giao dịch chi tiêu trong ngày để quản lý dòng tiền của mình hiệu quả hơn, mà khi ấy trên thị trường chưa có nền tảng nào thật sự đáp ứng được nhu cầu đó.

Tất nhiên từ lần ra mắt đầu tiên đến nay, Money Lover cũng có nhiều thay đổi và tùy chỉnh, nhưng theo tôi, có 2 điểm cốt lõi luôn được giữ nguyên và cũng là nguyên tố dẫn đến thành công của chúng tôi tính thời điểm hiện tại:

Một là, chúng tôi chủ trương đi đầu trong thị trường ngách (niche market) – ghi chép và lập kế hoạch chi tiêu. Từ việc nghiên cứu và ra mắt sản phẩm đúng lúc; luôn lắng nghe để có những tùy chỉnh thích hợp với nhu cầu khách hàng; và cả yếu tố tốc độ. Ví dụ điển hình là trở thành ứng dụng đầu tiên của châu Á có thể liên kết với toàn bộ tài khoản ngân hàng ở Việt Nam.

Nhoacutem phaacutet triển sản phẩm đang say sưa họp tại phograveng họp mini ndash hagravenh lang của căn nhagrave sizesmaxwidth 1200px 100vw 1200px
Nhóm phát triển sản phẩm đang say sưa họp tại phòng họp mini – hành lang của căn nhà.

Hai là, Money Lover đem lại trải nghiệm người dùng (UX) tốt nhất: giao diện đơn giản, dễ sử dụng, ứng dụng chạy mượt mà trên mọi nền tảng, cốt sao cho khách hàng có trải nghiệm tốt và không gặp bất cứ trục trặc gì, bất kể là chạy trền nền tảng Android hay iOS.

Để chinh phục được thị trường ngách ở nhiều quốc gia khác nhau, chắc chắn phải có một “mẫu số chung”…

Thật ra không một sản phẩm nào có thể đáp ứng được toàn bộ khách hàng. Ban đầu, mình cần xác định rất rõ ràng rằng mình sẽ tập trung vào nhóm khách hàng nào trước, và chỉ tập trung vào nhóm đấy mà thôi. Tiếp đến, tuy mỗi thị trường là khác nhau nhưng sẽ có những điểm cân bằng mà thị trường nào, khách hàng nào cũng phải cần.

Ở Money Lover lúc ấy, điểm cân bằng là “Ghi chép và Lập Kế hoạch chi tiêu” – tính năng này thì ở đâu cũng giống nhau thôi, có khác chăng chỉ là ngôn ngữ hiển thị. Vì thế team nghiên cứu và cho ra mắt hai phiên bản ngôn ngữ – tiếng Anh và tiếng Việt – điều này vốn dĩ rất đơn giản. Về sau, cộng đồng người dùng tự đóng góp những bản dịch cho các ngôn ngữ khác, cứ thế, Money Lover hiện nay đã hỗ trợ trên 34 thứ tiếng.

Team diễn giải về hagravenh trigravenh phaacutet triển ra một sản phẩm tiacutenh năng mới sizesmaxwidth 1200px 100vw 1200px
Team diễn giải về hành trình phát triển ra một sản phẩm, tính năng mới.

Và từ một nền tảng cơ bản, những bước mở rộng tiếp theo sẽ chỉ còn là câu chuyện tùy chỉnh một vài chức năng để thực sự hòa nhập, tương thích với mỗi thị trường riêng biệt.

Lấy ví dụ như việc thu phí người dùng. Đối với Mỹ, thị trường đã quá quen thuộc với các loại ứng dụng điện thoại (mobile app) và trả phí cho các sản phẩm công nghệ, Money Lover có thể thiết lập thu phí theo tháng.

Tuy nhiên, với bối cảnh Việt Nam, các chức năng cơ bản là miễn phí, chúng tôi chỉ thu phí cho một vài chức năng cao cấp, và cũng chỉ thu lần đầu tiên, không phát sinh hàng tháng.

Việc phát triển tính năng mới được Money Lover dựa trên cơ sở nào?

Tùy từng thời điểm và chiến lược kinh doanh để quyết định. Như câu chuyện Money Lover liên kết thẻ ngân hàng, ban đầu khi mới xây dựng ứng dụng, chúng tôi đã được nghe phản hồi từ người dùng rằng họ muốn được liên kết với thẻ thanh toán của họ để dễ dàng quản lý chi tiêu, không phải nhập tay nhiều.

Tuy nhiên, tại thời điểm ấy, việc sử dụng thẻ ở Việt Nam và Đông Nam Á nói chung còn chưa phổ biến, cả thị trường chỉ có vài khách hàng nêu lên mong muốn này, như vậy thì chúng tôi chưa thể dành nguồn lực để phục vụ họ được.

ldquoHiện nay hầu như mọi tiacutenh năng của Money Lover đều được ragrave soaacutet vagrave phản biện lại từ đầu để hoagraven thiện hơnrdquo sizesmaxwidth 1200px 100vw 1200px
“Hiện nay, hầu như mọi tính năng của Money Lover đều được rà soát và phản biện lại từ đầu để hoàn thiện hơn.”

Còn vài năm gần đây, bối cảnh lại thay đổi khi số lượng thẻ tăng lên mạnh mẽ, tới lúc đó thì chúng tôi thấy: “À, nhu cầu này đủ lớn rồi, mình phải phục vụ thị trường thôi.” Biết đâu vài năm nữa chúng tôi lại có thêm tính năng đột phá hơn, không chỉ là quản lý chi tiêu mà còn tích hợp sâu hơn vào các sản phẩm với ngân hàng, cổng thanh toán và các dịch vụ khác thì sao? Hoàn toàn không thể nói trước được.

Để trả lời câu hỏi này một cách chung nhất, tôi nghĩ việc ưu tiên đáp ứng nhu cầu nào trước sẽ phụ thuộc vào định hướng phát triển của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp muốn tăng trưởng từ việc thu phí khách hàng thì phải xác định được nhóm khách hàng, hoặc thị trường nào sẵn sàng chi trả cho những trải nghiệm “độc ” (exclusive). Còn muốn tăng trưởng từ việc chiếm lĩnh thị phần cao thì sản phẩm bạn làm ra trước tiên phải chiều lòng được nhu cầu, và khả năng chi trả của số đông.

Ở mọi thời điểm, doanh nghiệp cần tìm điểm cân bằng giữa đường lối kinh doanh riêng và nhu cầu của người dùng để đưa ra quyết định.

Đến thăm Money Lover đúng vào lúc đội ngũ vận hành đang say sưa bàn luận để điều chỉnh “Sổ Nợ” – một tính năng có từ rất lâu trên ứng dụng này. Từ đây, chúng tôi được chia sẻ cách suy nghĩ rất độc đáo về quan điểm khởi nghiệp, phát triển sản phẩm và tự phản biện chính mình của Money Lover.

Được biết, “Sổ Nợ” là một tính năng đã có từ lâu trên ứng dụng, tại sao các bạn lại quyết định nghiên cứu xây lại nó?

Thực ra, trong quá trình phát triển, ứng dụng Money Lover cũng phát sinh rất nhiều vấn đề, đó là do…. chúng tôi chủ trương “đốt cháy giai đoạn“.

Tức là thay vì trải qua từng khâu một trong vòng đời của sản phẩm (nghiên cứu thị trường – đánh giá ý tưởng – phỏng vấn người dùng – chạy thử tính năng – hoàn thiện sản phẩm), chúng tôi chỉ tập trung phát triển những nhu cầu mà bản thân cảm thấy là cần.

ldquoBản chất một cocircng ty khởi nghiệp nagraveo cũng thế yacute thức được những bước migravenh necircn phải đi qua nhưng vẫn buộc phải ldquonhảy coacutecrdquo để đến được caacutei điacutech magrave migravenh nhigraven thấyrdquo ndash anh Cocircng chia sẻ sizesmaxwidth 1200px 100vw 1200px
“Bản chất một công ty khởi nghiệp nào cũng thế: ý thức được những bước mình nên phải đi qua nhưng vẫn buộc phải “nhảy cóc” để đến được cái đích mà mình nhìn thấy,” – anh Công chia sẻ.

Thế nhưng nhu cầu cá nhân chưa chắc đại diện cho số đông, trong khi Money Lover ở thời điểm đầu được xây dựng phần lớn là dựa trên cảm tính.

Một vấn đề nữa là chúng tôi không có cơ sở dữ liệu ghi chép lại từng khâu thực hiện trong quá khứ, để bây giờ khi có vấn đề gì xảy ra thì lại thiếu nguồn tham khảo để hiểu lập luận. Thành thử lắm lúc cũng tự vấn tại sao hồi trước mình chọn nút đỏ mà không phải nút xanh, tính năng A mà không phải tính năng B.

Hiện nay, hầu như mọi tính năng đều được rà soát và phản biện lại từ đầu để hoàn thiện hơn. Bắt đầu từ khâu nghiên cứu thị trường, chúng tôi mời từng khách hàng tới văn phòng, nói chuyện và lắng nghe phản hồi từ họ, kết hợp với thu thập phản hồi từ khách hàng nước ngoài, phỏng vấn trực tuyến theo từng lộ trình người dùng phải trải qua, từ việc: đi vay – trả nợ – trả bằng thẻ – đánh dấu khi hết nợ, xong khâu nghiên cứu thị trường mới phát triển phôi mẫu (prototype) của sản phẩm, cứ thế sắp xếp mọi thứ vào quy trình chuẩn của nó.

Đây có vẻ như là lời tự thú của những người làm khởi nghiệp…

Đúng vậy! Bản chất một công ty khởi nghiệp nào cũng thế: ý thức được những bước mình nên phải đi qua nhưng vẫn buộc phải “nhảy cóc” để đến được cái đích mà mình nhìn thấy. Nó cũng giống như một dạng vay nợ: nợ sản phẩm, nỡ kỹ thuật, nợ sự chỉnh chu, nợ một quy trình chuẩn mực… Và chỉ có thể quay lại trả những mối nợ đó một khi đội ngũ mình có thêm nhân sự, và chi phí vận hành.

Hoặc đôi khi không phải là nợ hay làm sai, mà chỉ đơn giản là có những tính năng đúng ở thời điểm đó nhưng không còn đúng ở thời điểm này. Hoặc có những tính năng phục vụ được một nhóm khách hàng nhưng không phục vụ được số đông thì bây giờ Money Lover phải nâng cấp để phục vụ nhiều người hơn.

Đội ngũ Money Lover say sưa lagravem việc miệt magravei bất kể ngagravey đecircm để phục vụ cho tham vọng tương lai sizesmaxwidth 1200px 100vw 1200px
Đội ngũ Money Lover say sưa làm việc miệt mài bất kể ngày đêm để phục vụ cho tham vọng tương lai.

Team có thể chia sẻ thêm về những định hướng trong thời gian sắp tới đối với Finsify nói chung và Money Lover nói riêng?

Một phân khúc khách hàng trước nay Finsify chưa chạm đến là khách hàng doanh nghiệp. Vậy nên chúng tôi sẽ tập trung phát triển nhiều sản phẩm hơn để trở thành một đối tác quan trọng của tất cả những doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực tài chính.

Cụ thể, chúng tôi đang ấp ủ hai sản phẩm: đầu tiên là phát triển phần mềm giúp bộ phận kế toán trong các doanh nghiệp quản lý thu chi, sổ sách, quyết toán thuế dễ dàng và thuận lợi hơn. Phần mềm này chúng tôi đã chạy được hai năm tại một vài doanh nghiệp, tiếp sau này sẽ là mở rộng và hoàn thiện ứng dụng để trở nên thực sự ưu việt.

Sản phẩm thứ hai là một phần mềm giúp ngân hàng xác minh các khoản vay vốn từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp khó khăn trong vấn đề vay vốn.

Hiện nay tại Việt Nam, có đến 70% các doanh nghiệp vay vốn không thành công. Số còn lại đủ điều kiện để vay thì lại phải trải qua quy trình, thủ tục quá phức tạp mà nhiều khi mất cả tháng mới xong, việc chậm trễ làm lỡ mất cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.

Với những kiến thức, kinh nghiệm và mối quan hệ của Finsify trong lĩnh vực fintech, chúng tôi có thể nhìn thấy những vấn đề và cách giải quyết trên thị trường, từ đó cung cấp những giải pháp như sản phẩm tích hợp với ngân hàng, sản phẩm cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Khi các doanh nghiệp cùng tham gia vào hệ sinh thái quản lý tài chính của Finsify, số liệu và tình hình thu chi của họ được thể hiện minh bạch trên hệ thống, không giả được, thì ngân hàng có thể rút ngắn được quy trình này và giải ngân trong vài ngày – một bước tiến đáng kể so với thủ tục hiện nay (trung bình hơn 1 tháng).

Tham vọng trong tương lai thì vẫn còn nhiều, nhưng trước mắt đó là hai dự án mà team sẽ tập trung nguồn lực vào nhiều nhất. Bức tranh khởi nghiệp của Việt Nam vẫn còn nhiều chỗ trống chưa được khai phá, và thật khó để nói trước quá xa.

Xem thêm:

[Bài viết] Mua sắm và lựa chọn phong cách thời trang cùng Phleek

[Bài viết] CEO BoardgameVN Ngô Anh Tuấn: Ai cũng có thể làm game