Hơn 10 năm trước, cơ hội để công ty thiết kế tại Việt Nam có thể xây dựng được các tòa cao ốc cao nhất nhì Đông Nam Á hay những dự án quy mô hoành tráng… chưa nhiều. Nhưng với tốc độ phát triển của xã hội và nhu cầu thị trường trong những năm gần đây, ngày càng nhiều công ty thiết kế hàng đầu quốc tế lựa chọn Việt Nam như một vùng đất hứa. Ngành học thiết kế nội thất cũng luôn đứng top đầu trong các kỳ tuyển sinh hàng năm và mở ra cơ hội quý giá cho nhiều bạn trẻ yêu thích sáng tạo.
Từ góc nhìn với 27 năm kinh nghiệm thiết kế và giảng dạy, chuyên gia thiết kế nội thất - Chủ tịch Hiệp Hội Thiết kế VDAS Hồ Tấn Dương nhắn nhủ gì tới nhà thiết kế trẻ khi bắt tay vào một công trình nội thất, cụ thể là căn bếp - trái tim của cả ngôi nhà?
1. Luôn ghi nhớ quy tắc “Tam giác nhà bếp”
Bất kể có bao nhiêu xu hướng và phong cách thiết kế đã ra đời và thay đổi, quy tắc đầu tiên nhà thiết kế cần nắm rõ khi bắt đầu với không gian bếp chính là “Tam giác nhà bếp”.
Quy tắc bố trí “Tam giác nhà bếp” lần đầu tiên được các nhà nghiên cứu tại Đại học Illinois phát triển và áp dụng vào những năm 1940. “Tam giác nhà bếp” dựa trên ba khu vực chính: Bếp nấu - Tủ lạnh - Bồn rửa. Theo quy tắc này, chúng cần được bố trí để tạo thành hình tam giác, cho phép người sử dụng thực hiện thao tác nấu nướng, dọn rửa một cách dễ dàng và không bị cản trở.
Tam giác này cần được thiết kế với khoảng cách đủ rộng để người dùng thoải mái xoay sở giữa các vật dụng nấu bếp nhưng không quá lớn để tránh tốn nhiều thời gian di chuyển giữa điểm này sang điểm khác. Và tất nhiên, không được có các vật dụng làm gián đoạn quá trình di chuyển trong tam giác. Để đảm bảo điều này, mọi thành phần cấu tạo nên tổng thể của căn bếp đều cần hài hòa, ăn ý và liền mạch với nhau để mang lại trải nghiệm tối ưu cho người dùng.
2. Hiểu đúng về phong cách tối giản
Những năm gần đây, xu hướng tối giản được nhiều nhà thiết kế lựa chọn theo đuổi. Một trong những lầm tưởng hay gặp nhất của phong cách tối giản là càng ít đồ càng tốt. Hoặc nhìn vào các vật dụng, sản phẩm hay đường nét có phần đơn giản, nhiều người cho rằng đó là do ý tưởng thiết kế đi vào ngõ cụt, không thể sáng tạo ra các ý tưởng mới… nhưng thực ra không phải.
Tối giản là sự cắt giảm những chi tiết không cần thiết để cân bằng khái niệm “Less is more”. Nhà thiết kế lựa chọn và giữ lại những chi tiết có ý nghĩa, tinh tế, quan trọng và chất lượng nhất đối với môi trường và cuộc sống. Thay vì quan tâm đến sự trau chuốt và tỉ mỉ, nhà thiết kế sẽ ưu tiên hướng tới hiệu quả thị giác đơn giản, vật liệu, đường nét hình học mạnh mẽ và rõ ràng, từ đó sáng tạo những ý tưởng vượt thời gian, có tính ứng dụng lâu dài.
3. Đảm bảo rằng tủ lạnh và máy hút khói “hòa thuận” với căn bếp
Các sản phẩm gia dụng trong bếp được chú ý nhanh nhất về mặt thị giác là chiếc tủ lạnh, và máy hút khói. Đây là hai món đồ chiếm diện tích lớn nhất, cũng là thứ người ta dễ dàng nhìn thấy ngay khi chỉ thoáng lướt qua. Nếu chúng cồng kềnh, thiếu ăn nhập với tổng thể, căn bếp trông sẽ cồng kềnh và chắp vá. Hai món đồ này phải thật sự đẹp và xuất sắc mới đảm bảo tính thẩm mỹ của tổng thể không gian bếp.
Anh Dương tin rằng những năm gần đây, các nhà thiết kế nhóm sản phẩm gia dụng đã có sự tìm hiểu và cân nhắc kỹ lưỡng khi thiết kế sản phẩm. Họ lưu tâm đến tính thẩm mỹ tổng thể chứ không đơn thuần là sản xuất ra một sản phẩm chỉ đẹp khi đứng một mình. Một sản phẩm đẹp và có tính ứng dụng cao là sản phẩm làm hài hòa mọi không gian chúng được đặt vào mà vẫn giữ được tính nét đặc trưng độc lập của sản phẩm. Đây là một bài toán khó trong thiết kế.
Giống như các vật liệu nội thất, anh đánh giá cao các sản phẩm được thiết kế tùy biến và linh hoạt. Người thiết kế có thể thoải mái lựa chọn dòng tủ lạnh theo nhu cầu và không gian căn nhà của khách hàng. Căn hộ nhỏ xinh có thể sử dụng tủ lạnh 1 cửa, 2 cửa hay biệt thự của đại gia đình với tủ 4 cửa… Bên cạnh đó, tất cả tủ lạnh đều có cùng chiều cao giúp tạo ra tổng thể đồng nhất, liền mạch khi bố trí cạnh nhau, tạo sự hài hòa của món đồ gia dụng với không gian bếp.
4. Tìm cách tung hứng với màu sắc và hình khối
Các bạn thiết kế trẻ khi mới bắt tay vào thiết kế sẽ dễ gặp phải lỗi sai cơ bản: tập trung đặt trọng tâm vào thiết kế tổng thể không gian, đường nét… sau đó chừa một diện tích phù hợp để gia chủ mua sắm vật dụng đặt vào sau. Các sản phẩm này vốn dĩ có tính chất trung tính về hình khối (chữ nhật đứng) và màu sắc (đen, trắng, kem, ghi…) nên phù hợp với tất cả không gian nội thất và hầu như không ảnh hưởng hay tương tác gì với không gian thiết kế.
Đây là lựa chọn an toàn và phù hợp với số đông, nhưng cũng chính là điều khiến cho tính cá nhân, bản sắc và gu thẩm mỹ của chủ nhà bị hạn chế.
Thay vì quen tay với lối tư duy cũ, các nhà thiết kế trẻ hãy mạnh dạn thể hiện những ý tưởng mới mẻ, phá vỡ những giới hạn vốn có, tìm hiểu những chất liệu, cách vận hành mới. Nó sẽ thực sự truyền cảm hứng cho những ý tưởng thiết kế nội thất hiện đại.
Chẳng hạn, hãy thử nghiệm hoặc thậm chí chơi đùa với những bảng màu mới, học cách lắp linh hoạt các mô-đun trên tủ lạnh BESPOKE, giống như đang chơi xếp hình. Cùng là những hình khối cơ bản, nhưng có nhiều cách lắp ghép, phối màu khác nhau có thể tạo ra hàng chục mẫu thiết kế. Làm được điều đó, sản phẩm sẽ có một đời sống mới, hình dạng mới, đồng thời cũng đem lại diện mạo đặc sắc hơn cho từng căn nhà, từng góc bếp.
5. Cân bằng tính thẩm mỹ và công năng
Có không ít người gặp phải bài toán khó khi lựa chọn đồ dùng trong một tổng thể nội thất: món đồ đẹp và bắt mắt không phải lúc nào cũng phát huy tối đa công dụng. Ngược lại, những món đồ “nồi đồng cối đá” 50 năm vẫn chạy tốt thì lại hiếm khi đẹp.
Người tiêu dùng thế hệ mới luôn chọn mua các sản phẩm không những chất lượng mà còn phải độc đáo và phù hợp với cá tính. Vì thế, đảm bảo sự cân bằng giữa tính thẩm mỹ và công năng luôn là câu hỏi quan trọng hàng đầu đặt ra đối với mỗi nhà thiết kế.
Có thể nhìn vào sự “tiến hóa” của những chiếc tủ lạnh trong 30 năm trở lại đây để thấy con người đã luôn không ngừng sáng tạo. Từ một chiếc tủ lạnh thể tích nhỏ, ngăn đá và ngăn thường tách riêng, cho đến những chiếc tủ lạnh cỡ lớn hơn, bổ sung các cấp độ làm mát khác nhau, tủ lạnh hai cánh… và gần đây nhất là loại tủ lạnh âm tường, kết hợp linh hoạt các mô-đun; tự do lựa chọn màu sắc theo sở thích, đi cùng với những cải tiến công nghệ để bảo quản thực phẩm vượt trội vào sản phẩm như độ ẩm, mùi vị, độ tươi…
Công việc của các nhà thiết kế không chỉ dừng lại ở phác thảo một cách độc lập, mà còn cần thực sự hiểu về thị trường để cập nhật và mang những thiết kế có tính ứng dụng và thẩm mỹ vào trong bản thiết kế của mình.
Samsung phối hợp cùng Hiệp Hội Thiết Kế VDAS tổ chức Cuộc thi "Thiết kế không gian bếp - BESPOKE, Be You" diễn ra từ 01/12/2021 đến 27/2/2022 trên toàn quốc. Đây là sân chơi chuyên nghiệp, thúc đẩy đam mê và mang tới cơ hội kết nối cho cộng đồng người yêu sáng tạo, kiến trúc sư và nhà thiết kế nội thất Việt Nam. Hãy tham gia ngay cuộc thi để chia sẻ những sáng tạo của mình và cơ hội nhận được giải thưởng với tổng giá trị lên đến 830 triệu đồng.
Để xem thông tin chi tiết và đăng ký tham gia cuộc thi, bạn có thể truy cập tại đây.