Lucid dream là gì? Liệu bạn có thể điều khiển giấc mơ? | Vietcetera
Billboard banner
Một chút thời gian, một hành trình sức khỏe tuyệt vời đang chờ bạn! 🌸 Tham gia khảo sát nhé!Bắt Đầu

Lucid dream là gì? Liệu bạn có thể điều khiển giấc mơ?

Bạn đã bao giờ nhận thức mình đang mơ, thậm chí điều khiển được tình tiết trong đó?
Lucid dream là gì? Liệu bạn có thể điều khiển giấc mơ?

Tất Sỹ @tatsy.wip cho Vietcetera

Chúng ta thường trải qua 4 đến 6 giấc mơ mỗi đêm nhưng lại quên gần hết khi tỉnh dậy, vì thế mà chúng ta thường không biết là mình đã nằm mơ. Nhưng có những trường hợp khác, giấc mơ lưu lại rất rõ nét trong trí nhớ, thậm chí cứ như đã thật sự xảy ra. Đó là do hiện tượng 'lucid dream', hay còn gọi là 'giấc mơ sáng suốt'.

Lucid dream là gì?

Lucid dream xảy ra khi chúng ta nhận thức được mình đang mơ. Khi tỉnh giấc, bạn vẫn nhớ được những sự việc trong mơ cùng với suy nghĩ và cảm xúc của mình. Đôi khi, bạn còn có thể điều khiển lucid dream bằng việc thay đổi nhân vật, môi trường, hoặc cốt truyện. (Theo: healthline.com)

Nghiên cứu chỉ ra 55% người đã từng có ít nhất một giấc mơ sáng suốt trong cuộc đời mình. Nhưng chỉ 23% người trải qua giấc mơ sáng suốt ít nhất một lần mỗi tháng.

Bạn đatilde từng nhận thức rằng migravenh đang mơ
Bạn đã từng nhận thức rằng mình đang mơ?

Nguồn gốc của giấc mơ sáng suốt

Trong văn hoá phương Đông thời xa xưa, những Phật tử Tây Tạng và Bonpo đã luyện tập 'dream yoga' để duy trì nhận thức khi đang mơ. Hiện tượng mơ sáng suốt cũng được nhắc đến trong nhiều văn bản Hy Lạp cổ và một số nhật ký cá nhân. (Theo: lucid-dream-research.com)

Năm 1913, tác giả và bác sĩ tâm thần người Hà Lan Frederik (Willem) van Eeden đặt ra thuật ngữ lucid dream trong bài báo “A Study of Dreams". Tuy nhiên, thuật ngữ lucid dream lúc này gây ra nhiều hiểu lầm vì cách sử dụng của nó.

Cho đến khoảng 20 năm trở lại đây, nhà tâm thần sinh lý học Stephen LaBerge là người đi đầu trong những nghiên cứu về lucid dream và phát minh ra những kỹ thuật mơ sáng suốt.

Khái niệm này không nhận được nhiều chú ý cho tới năm 2010, khi bộ phim "Inception" của Christopher Nolan ra mắt. Tại sự kiện WonderCon, vị đạo diễn này chia sẻ rằng mình được truyền cảm hứng từ trải nghiệm cá nhân về một giấc mơ sáng suốt. Cùng với tên tuổi của bộ phim, cụm từ 'lucid dream' cũng dần được tìm kiếm nhiều hơn.

Lucid dream hoạt động như thế nào?

Khi ở trong lucid dream, bộ não chúng ta có nhiều thay đổi. Vùng vỏ não trước trán – nơi kiểm soát khả năng nhận thức – sẽ hoạt động mạnh mẽ hơn chứ không bị ức chế như trong giấc mơ thường.

Sóng gamma cũng được kích hoạt đến tần số gắn liền với nhận thức tỉnh táo và các chức năng điều hành. Nhờ vậy mà ta có thể hoạt động tự nguyện hoặc đưa ra quyết định trong giấc mơ.

Ngoagravei việc đoacuten chờ một caacutech tuỳ duyecircn bạn coacute thể trải nghiệm lucid dream nhờ thực hagravenh
Ngoài việc đón chờ một cách tuỳ duyên, bạn có thể trải nghiệm lucid dream nhờ thực hành.

Lucid dream có thể đến một cách tự nhiên hoặc qua quá trình luyện tập, bằng cách:

1. Thực hành phương pháp MILD và WBTB:

MILD (Mnemonic Induction of Lucid Dreams) – Cảm ứng ghi nhớ: Nhẩm đi nhẩm lại một cụm từ trong đầu trước khi ngủ để tự "lập trình" sự minh mẩn trong mơ.

WBTB (wake-up-back-to-bed) - Thức giấc rồi quay về giường:

  • Đầu tiên, hãy để cơ thể đi vào giấc ngủ REM – khi não bộ hoạt động tích cực, tức là sau khoảng 6 giờ đồng hồ rồi đánh thức bản thân. Kích thích não bộ trong giai đoạn này giúp bạn có ý thức trong mơ.
  • Sau đó, hãy tập trung não bộ vào một việc gì đó trong khoảng 20 phút đến 60 phút rồi cố gắng quay trở lại giấc ngủ.
  • Khi trở lại giấc ngủ từ trạng thái tỉnh, bạn đang đưa dần ý thức của mình vào trong giấc mơ, dẫn chúng ta vào giấc mơ sáng suốt.

2. Luyện tập bài kiểm tra thực tế (reality check):

Để kiểm tra xem mình đang trong giấc mơ hay trong đời thật. Chẳng hạn như tự nhéo mình, nếu đau là thật, không đau là mơ.

Đó là cách "dân gian", còn phương pháp từ các chuyên gia là thử đưa tay qua tường, nếu xuyên qua là đang trong mơ. Hay thử đọc một đoạn văn bản trên poster nào đó. Nếu bạn đọc lại lần nữa mà thấy nó thay đổi thì đó là mơ.

3. Ghi nhật ký giấc mơ

Theo tiến sĩ Apsy, người từng thực hiện nghiên cứu về lucid dream vào năm 2017, những người càng dễ đi vào giấc mơ sáng suốt thì càng nhớ rõ giấc mơ của mình hơn. Vì thế, việc ghi nhớ chi tiết giấc mơ đã trở thành tiêu chuẩn để phán đoán xem bạn có trải qua giấc mơ sáng suốt hay không.

Những người từng trải qua giấc mơ sáng suốt cũng chia sẻ rằng họ cảm thấy việc ghi lại giấc mơ của mình ngay sau khi ngủ dậy là một phương pháp rất hữu ích.

4. Thực hành thiền và chánh niệm

Không quá ngạc nhiên khi thiền và chánh niệm lại có thể hỗ trợ việc bước vào lucid dream. Bởi bản chất của chánh niệm vốn đã 'huấn luyện' chúng ta nhận thức rõ hơn về mình và môi trường xung quanh. Vì đã nhận thức rõ mình khi đang tỉnh giấc, bạn sẽ dễ nhận biết mình có đang nằm mơ hay không.

Lucid dream coacute thể được trải nghiệm một caacutech tự nhiecircn hoặc qua quaacute trigravenh luyện tập
Lucid dream có thể được trải nghiệm một cách tự nhiên hoặc qua quá trình luyện tập.

Lucid dream tốt hay xấu?

Lucid dream thường được sử dụng để hoàn thành tâm nguyện, vượt qua nỗi sợ và chữa bệnh, cụ thể:

  • Giảm ác mộng: Lucid dream giúp bạn nhận thức được cơn ác mộng là không có thật và thay đổi chúng bằng những hình ảnh dễ chịu hơn.
  • Giảm lo lắng, căng thẳng: Cảm giác được làm chủ khi ở trong giấc mơ sáng suốt giúp bạn cảm thấy mạnh mẽ. Khi biết mình đang mơ, bạn có thể định hình câu chuyện và kết thúc của nó theo ý mình.
  • Tăng khả năng vận động: Trong lucid dream, vỏ não trước được kích hoạt và giúp việc thực hiện một chuyển động tốt hơn. Nhờ vậy, lucid dream có thể giúp những người khuyết tật phục hồi thể chất.
  • Tăng khả năng sáng tạo: Những người sáng tạo dễ rơi vào lucid dream hơn nhờ vào khả năng gợi nhớ và hình dung tốt. Ngược lại, lucid dream cũng làm tăng khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng của chúng ta.

Bên cạnh những công dụng trên, vẫn còn nhiều tranh luận quanh lucid dream bởi một số rủi ro:

  • Rối loạn giấc ngủ: Những phương pháp để đi vào lucid dream thường làm gián đoạn giấc ngủ, dẫn đến việc ngủ không đủ giấc và gây ra nhiều hậu quả như căng thẳng hay trầm cảm.
  • Tri giác sai tại (derealization): Phương pháp cảm ứng (induction techniques) kết hợp thực tại và giấc mơ, khiến việc phân biệt chúng trở nên khó khăn hơn với một số người.
  • Tình trạng mất kết nối: Việc hiện thực và giấc mơ chồng chéo lên nhau dẫn đến việc mất kết nối với chính bản thân hoặc môi trường xung quanh.