5 Thương vụ đầu tư startup lớn nhất Việt Nam năm 2021 | Vietcetera
Billboard banner
31 Thg 12, 2021
Sự NghiệpXu Hướng Kinh Doanh

5 Thương vụ đầu tư startup lớn nhất Việt Nam năm 2021

Dù đối mặt trước thách thức do đại dịch Covid gây ra, nhiều startup Việt vẫn thành công huy động các khoảng vốn đầu tư trị giá hàng triệu USD.
5 Thương vụ đầu tư startup lớn nhất Việt Nam năm 2021

Dù tình hình dịch vẫn đang diễn biến phức tạp, hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam vẫn phát triển mạnh mẽ.

ISEV - Vietcetera

Những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành ‘miền đất hứa’ của các nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh Singapore và Indonesia, Việt Nam đang nắm giữ vị thế thuận lợi trong hệ sinh thái khởi nghiệp châu Á. Thậm chí, tổng vốn đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam dự đoán sẽ cán mốc hoặc thậm chí vượt ngưỡng 1 tỷ USD trong năm nay.

Dù tình hình dịch vẫn đang diễn biến phức tạp, hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam vẫn phát triển mạnh mẽ, bất chấp đợt giãn cách xã hội kéo dài vừa qua. Tin tức về các khoảng đầu tư mạo hiểm lớn kỷ lục liên tục xuất hiện trên báo chí, và các doanh nghiệp mới đầy triển vọng mọc lên không ngừng. Theo dữ liệu mới nhất từ ​​quỹ đầu tư mạo hiểm DO Ventures, tổng vốn đầu tư trong 9 tháng đầu năm 2021 đã vượt qua con số 600 triệu USD của cả năm 2020.

Trong một tập podcast Vietnam Innovator gần đây, ông Bình Trần, General Partner của quỹ đầu tư mạo hiểm Ascend Vietnam Ventures, rất ấn tượng trước tốc độ hồi phục kinh tế của Việt Nam.

Ông Bình chia sẻ trong podcast, “Việt Nam là một môi trường thử nghiệm hoàn hảo cho Châu Á thịnh vượng. Càng ngày càng có nhiều người thuộc tầng lớp trung lưu sẵn sàng chi tiêu cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục, và mua sắm. Nhiều doanh nghiệp cũng năng nổ hoạt động online như thu hút khách hàng, tự động hoá qui trình chăm sóc khách hàng , tăng doanh thu và mở rộng hoạt động kinh doanh.”

Là một trong những quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tiên chú trọng vào công nghệ ở giai đoạn hạt giống tại Việt Nam, Ascend đã tận mắt chứng kiến sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp cũng như môi trường kinh doanh nói chung.

Từ khi chính phủ Việt Nam công nhận năm 2016 là ‘năm quốc gia khởi nghiệp’ và phê duyệt đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025" (Đề án 844), tình hình startup trong nước càng ngày càng khởi sắc và đạt nhiều thành công ngoài mong đợi.

Tuy nhiên, tăng trưởng luôn đi kèm với rủi ro. Khi đã được công nhận là trung tâm khởi nghiệp và dần trở thành vùng đất lý tưởng của các nhà đầu tư, Việt Nam phải đối mặt với nhiều chướng ngại hơn và thách thức hơn.

Ngay cả Ascend cũng mấp mé vượt qua vài phi vụ lừa lọc trong mấy năm qua. Sự ‘lệch pha’ về tầm nhìn giữa nhà đầu tư và người sáng lập khởi nghiệp cũng gây ra nhiều khó khăn trong việc kinh doanh.

Hơn nữa, Việt Nam hiện là ngôi sao đang lên trong phân khúc khởi nghiệp, cạnh tranh cũng vì thế mà trở nên khốc liệt hơn - dù không phải lúc nào cũng theo chiều hướng xấu.

Theo ông Bình, “Kể từ ngày đầu thành lập, startup phải cạnh tranh với hàng trăm công ty khác, không chỉ ở Việt Nam mà trong khu vực. Nghĩa là, cả doanh nhân và nhà đầu tư đều có thể dễ dàng quan sát sự tăng trưởng, vì thế mà thị trường Việt Nam dễ tiếp cận hơn.

Ở đây chưa phát triển tư duy và các chính sách bảo hộ mậu dịch (protectionist). Trên thực tế, qui định ở Việt Nam giống Singapore, khá cởi mở vì cho phép người nước ngoài sở hữu 100% doanh nghiệp nội địa. Điều này giúp các bên tăng cường chia sẻ kiến ​​thức, tạo điều kiện cho sự tăng trưởng.”

Nhận thấy thách thức và tính cạnh tranh càng dâng cao là dấu hiệu của tăng trưởng, các quỹ đầu tư mạo hiểm trong nước và toàn cầu, cũng như các nhà đầu tư thiên thần tiếp tục hỗ trợ startup Việt Nam và thậm chí còn sẵn sàng rót tới 250 triệu USD chỉ riêng vào một công ty.

VNLife: 250 triệu USD

titleVNPay hiện đang cung cấp dịch vụ chuyển tiền thanh toaacuten hoacutea đơn nạp tiền điện thoại di động đặt veacute vagrave mua sắm cho hơn 15 triệu khaacutech hagraveng hagraveng thaacuteng VNPay hiện đang cung cấp dịch vụ chuyển tiền thanh toaacuten hoacutea đơn nạp tiền điện thoại di động đặt veacute vagrave mua sắm cho hơn 15 triệu khaacutech hagraveng hagraveng thaacuteng
VNPay hiện đang cung cấp dịch vụ chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, nạp tiền điện thoại di động, đặt vé và mua sắm cho hơn 15 triệu khách hàng hàng tháng.

VNLife Corp, công ty sở hữu dịch vụ thanh toán VNPay, vừa có một cột mốc đáng nhớ vào tháng 7 vừa qua khi nhận được khoảng vốn đầu tư hơn 250 triệu USD trong vòng series B, nâng mức định giá công ty lên hơn 1 tỉ USD.

Với khoảng vốn đầu từ khổng lồ này, VNLife càng khẳng định vị thế kỳ lân công nghệ thứ hai của Việt Nam, chỉ sau VNG. Vòng gọi vốn được Dragoneer Investment Group và General Atlantic dẫn đầu, có sự tham gia của PayPal Ventures và EDBI.

VNPay là công ty công nghệ tài chính (fintech), cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử trên ứng dụng di động cho 22 ngân hàng Việt Nam, bao gồm Agribank, Vietcombank và BIDV.

VNPay hiện đang cung cấp dịch vụ chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, nạp tiền điện thoại di động, đặt vé và mua sắm cho hơn 15 triệu khách hàng hàng tháng. Ngoài ra, công ty cũng sở hữu VNPay-QR, một mạng lưới thanh toán không dùng tiền mặt có hơn 22 triệu người dùng và hơn 150.000 điểm chấp nhận thanh toán trên khắp cả nước.

Nguồn vốn mới này sẽ giúp nâng mức tăng trưởng các doanh nghiệp hiện có của VNLife, cũng như hỗ trợ phát triển các nền tảng và công nghệ mới để mang đến cho các đối tác thương mại và người tiêu dùng Việt Nam trải nghiệm dịch vụ tốt hơn.

Cùng nằm trong hệ sinh thái VNLife còn có đại lý du lịch trực tuyến nội địa VNTravel và đơn vị bán lẻ Teko.

Vào năm 2019, VNLife cũng đã nhận được cam kết rót vốn 300 triệu USD từ quỹ đầu tư SoftBank Vision Fund và quỹ nhà nước GIC của Singapore. Số vốn đầu tư này đã mở đường cho sự nổi lên của kỳ lân công nghệ mới này. Tuy nhiên, công ty không công bố chính thức vòng tài trợ vào thời điểm đó.

Momo: 200 triệu USD

titleHiện nagravey MoMo đatilde lớn mạnh thagravenh ứng dụng viacute điện tử trecircn điện thoại thocircng minh vagrave mở rộng ra thagravenh một siecircu ứng dụng super app cung cấp đa dạng caacutec dịch vụ Hiện nagravey MoMo đatilde lớn mạnh thagravenh ứng dụng viacute điện tử trecircn điện thoại thocircng minh vagrave mở rộng ra thagravenh một siecircu ứng dụng super app cung cấp đa dạng caacutec dịch vụ
Hiện này MoMo đã lớn mạnh thành ứng dụng ví điện tử trên điện thoại thông minh, và mở rộng ra thành một siêu ứng dụng (super app) cung cấp đa dạng các dịch vụ.

Tuần trước, ứng dụng công nghệ tài chính MoMo công bố đã huy động thành công 200 triệu USD trong vòng gọi vốn Series E do Ngân hàng Mizuho dẫn đầu, nâng mức định giá công ty lên hơn 2 tỷ USD.

Nguồn vốn này đã nâng cao vị thế của MoMo trong hệ sinh thái khởi nghiệp, chính thức ghi tên MoMo vào danh sách kỳ lân của Việt Nam bên cạnh VNG, VNPay và Sky Mavis.

Khởi đầu là một ứng dụng thẻ SIM cho phép người dùng chuyển tiền và mua thẻ cào di động và thẻ nạp tiền trò chơi vào năm 2010, hiện này MoMo đã lớn mạnh thành ứng dụng ví điện tử trên điện thoại thông minh, và mở rộng ra thành một siêu ứng dụng (super app) cung cấp đa dạng các dịch vụ như xử lý và thanh toán bảo hiểm, quyên góp từ thiện, mua vé máy bay, vé xem phim.

Theo người đồng sáng lập Nguyễn Mạnh Tường, mục tiêu của MoMo là “cải thiện cuộc sống của người dân và nhà bán hàng Việt Nam thông qua công nghệ, bằng cách giúp họ tiếp cận với các giải pháp tài chính ưu việt, đơn giản hơn với giá cả phải chăng”.

Ngoài ra, MoMo dự định phân bổ nguồn vốn mới này để mở rộng dịch vụ ở nông thôn, tăng tốc đầu tư công nghệ và hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ thích ứng với quá trình chuyển đổi số. Tất cả là để hướng đến xây dựng một ứng dụng toàn năng, một "siêu ứng dụng" với nhiều tính năng vượt xa ví điện tử thông thường.

Sky Mavis: 152 triệu USD

titleRa mắt vagraveo thaacuteng 2 năm 2018 Axie từ một caacutei tecircn vocirc danh trong thế giới NFT giờ đatilde trở thagravenh dự aacuten NFT lớn nhất mọi thời đại Ra mắt vagraveo thaacuteng 2 năm 2018 Axie từ một caacutei tecircn vocirc danh trong thế giới NFT giờ đatilde trở thagravenh dự aacuten NFT lớn nhất mọi thời đại
Ra mắt vào tháng 2 năm 2018, Axie từ một cái tên vô danh trong thế giới NFT, giờ đã trở thành dự án NFT lớn nhất mọi thời đại.

Sky Mavis là nhà sản xuất đứng sau trò chơi Axie Infinity ăn khách ứng dụng công nghệ blockchain.

Vào tháng 10, Sky Mavis đã huy động được 152 triệu USD từ Andreessen Horowitz (công ty đầu tư mạo hiểm nổi tiếng ở Thung lũng Silicon), và các quỹ đầu tư mạo hiểm khác bao gồm cả Ascend trong vòng gọi vốn Series B.

Vốn đầu tư này đã nâng mức định giá của công ty lên gần 3 tỷ USD, đưa Sky Mavis trở thành kỳ lân thứ ba của Việt Nam.

Ông Bình nói về Axie Infinity trong tập podcast của Vientnam Innovator như sau, “Axie Infinity là một câu chuyện khởi nghiệp kinh điển. Nhà sáng lập không du học nước ngoài, cũng không làm việc cho Facebook hay Amazon. Anh ấy đã phải chiến đấu để giành lấy những gì mình muốn trong môi trường này, phải tôi luyện qua nhiều năm cho đến lúc anh ấy đã cạnh tranh với những người giỏi nhất trên toàn cầu.”

Ngân quỹ từ vòng gọi vốn mới này cho phép Sky Mavis thúc đẩy cách mạng trong mảng game NFT (Non-fungible token: tài sản ứng dụng công nghệ blockchain), thu hút những tài năng hàng đầu thế giới trong ngành này, mở rộng cơ sở hạ tầng để phục vụ chiến lược tăng trưởng và xây dựng nền tảng phân phối game của riêng bản thân, để hỗ trợ tốt hơn nữa cho các nhà phát triển trò chơi trong mảng game NFT.

Ra mắt vào tháng 2 năm 2018, Axie từ một cái tên vô danh trong thế giới NFT, giờ đã trở thành dự án NFT lớn nhất mọi thời đại. Đây là game đầu tiên được tạo ra để thuộc sở hữu của cộng đồng người chơi.

Bao lâu này, các nhà phát hành game và cửa hàng ứng dụng đã nắm giữ quá nhiều quyền lực và thu lợi khổng lồ. Sky Mavis muốn thay đổi và tái cấu trúc ngành công nghiệp game cũng như chia sẻ lợi ích cho chính người chơi – thành phần quan trọng nhất trong cộng đồng game.

Axie Infinity hiện có hơn 2 triệu người dùng hoạt động hàng ngày, tăng trưởng khoảng 50 lần so với con số 38.000 vào tháng 4 năm nay.

KiotViet: 45 triệu USD

titleThagravenh lập năm 2014 KiotViet hiện đang cung cấp giải phaacutep cocircng nghệ quản lyacute baacuten hagraveng cho 150000 doanh nghiệp vừa nhỏ vagrave siecircu nhỏ Thagravenh lập năm 2014 KiotViet hiện đang cung cấp giải phaacutep cocircng nghệ quản lyacute baacuten hagraveng cho 150000 doanh nghiệp vừa nhỏ vagrave siecircu nhỏ
Thành lập năm 2014, KiotViet hiện đang cung cấp giải pháp công nghệ quản lý bán hàng cho 150.000 doanh nghiệp vừa, nhỏ, và siêu nhỏ.

KiotViet là nền tảng thương mại hàng đầu Việt Nam dành cho các doanh nghiệp vừa, nhỏ, và siêu nhỏ được thành lập vào năm 2014.

Vào tháng 9 vừa qua, KiotViet thông báo đã được quỹ đầu tư quốc tế KRR rót 45 triệu USD trong vòng gọi vốn Series B. Nhà đầu tư hiện tại của KiotViet, Jungle Ventures có trụ sở tại Singapore, cũng tham gia vòng gọi vốn.

KiotViet dự định sẽ dùng nguồn vốn mới này để phát triển nền tảng, hướng đến trở thành nhà cung cấp giải pháp công nghệ hàng đầu cho các doanh nghiệp vừa, nhỏ, và siêu nhỏ ở Đông Nam Á.

KiotViet đặt mục tiêu thúc đẩy hơn nữa quá trình chuyển đổi kỹ thuật số cho doanh nghiệp. Đây cũng là phân khúc chủ chốt chiếm khoảng 40% nền kinh tế Việt Nam.

Startup này cung cấp một giải pháp phần mềm trọn gói, giá cả phải chăng bao gồm các dịch vụ POS (Point of Sale: quản lý bán hàng), quản lý hàng tồn kho, CRM (Customer Relationship Management – quản lý khách hàng), và quản lý nhân viên.

Gần đây, KiotViet đã mở rộng cung cấp thị trường B2B (Business to Business service – mô hình kinh doanh trực tiếp giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp) và các dịch vụ logistic tích hợp cho nhà bán hàng. Ngoài ra, KiotViet còn có dự tính tận dụng nền tảng của mình để cung cấp các giải pháp dịch vụ tài chính như thanh toán và cho vay.

Homebase: 30 triệu USD

Homebase là công ty công nghệ bất động sản (PropTech), thành lập với sứ mệnh mang ước mơ sở hữu một ngôi nhà tới gần hơn với người dân Đông Nam Á.

Vừa qua, Hombase cho biết đã huy động thành công 30 triệu USD, bao gồm vốn chủ sở hữu và nợ. Nguồn vốn mới này sẽ giúp củng cố vị trí dẫn đầu của Homebase trong ngành PropTech Đông Nam Á.

Các nhà đầu tư hàng đầu tham gia vòng gọi vốn này bao gồm Y Combinator, Partech Partners, Goodwater Capital, Ace & Company, Emles Advisors và Found Basic.

Các nhà đầu tư hiện tại của Homebase bao gồm VinaCapital Ventures (Thành viên của VinaCapital – tập đoàn quản lý đầu tư lớn nhất Việt Nam), Brian Ma (Nhà đồng sáng lập và cựu Giám đốc điều hành của Divvy Homes), Troy Steckenrider III (Cựu COO của Zerodown), và Darius Cheung (Nhà sáng lập và Giám đốc điều hành của 99.co).

Homebase hướng đến phân khúc khách hàng có thu nhập không ổn định hoặc dưới chuẩn ngân hàng, giúp giấc mơ sở hữu một ngôi nhà của họ không còn xa vời nữa.

Homebase sẽ mua nhà trả trước cho khách hàng để họ có thể chuyển đến ở ngay hôm nay. Hàng tháng, khách hàng sẽ góp một khoảng tiền để tăng vốn sỡ hữu cho căn nhà, và có quyền chọn mua toàn bộ căn nhà hoặc rời đi và lấy lại khoảng tiền gửi tiết kiệm đã góp vào bất cứ lúc nào.

Với khoảng vốn đầu tư mới này, Homebase sẽ phát triển thêm công nghệ độc quyền, thiết lập thêm mối quan hệ đối tác với các nhà phát triển và đại lý bất động sản, và mở rộng nhân sự trong những tháng tới.

Đội ngũ quản lý của Homebase đến từ các tổ chức nổi tiếng như McKinsey, Goldman Sachs, Grab, Harvard, Stanford và MIT với nhiều năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực liên quan.

Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” (gọi tắt là Đề án 844) được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định ban hành vào ngày 18/5/2016 giao Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì thực hiện. Đề án có mục tiêu tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới.

Chuyển ngữ bởi Bích Trâm