Như khinh khí cầu, nếu muốn được bay cao phải bỏ dần đi các bao cát | Vietcetera
Billboard banner

Như khinh khí cầu, nếu muốn được bay cao phải bỏ dần đi các bao cát

Chúng ta không chọn nhặt cái gì lên hay bỏ cái gì xuống, mà chúng ta đi theo một luồng năng lượng.
Như khinh khí cầu, nếu muốn được bay cao phải bỏ dần đi các bao cát

Đỗ Hữu Chí. | Nguồn: Cơ Nguyễn cho Vietcetera

Chúng tôi gặp Đỗ Hữu Chí tại văn phòng của Vietcetera cho podcast Have a sip sắp lên sóng. 8 giờ sáng với cốc trà cúc, hành trình Bỏ của anh kể ra, là bỏ những xô bồ về lại Huế, rồi quay lại xô bồ- với tâm thế ra sao…

Đỗ Hữu Chiacute Nguồn Cơ Nguyễn cho Vietcetera
Đỗ Hữu Chí. | Nguồn: Cơ Nguyễn cho Vietcetera

Nghĩ đến #bỏ, bạn nghĩ đến sự kiện nào đầu tiên? Có phải là đã “bỏ” trường Kiến Trúc trong một năm?

Bảo lưu - chứ không phải bỏ.

Nhưng đấy chẳng phải là tên gọi mỹ miều của chữ “bỏ” trong tâm trí đấy thôi?

Chính xác. Mình phải đấu tranh rất nhiều để xem có bỏ học hay không.

Cuối cùng thì mình không bỏ vì tâm trí mình không đủ mạnh. Đến một cái ngưỡng, người ta phải tụ đủ các nguồn năng lượng, mới có thể bỏ đi thứ gì.

Lúc đấy với mình nếu bỏ học thì cuộc đời mình quá chênh vênh, sẽ chui vào một cái vùng mà mình không biết đi về đâu…

Sau một năm bảo lưu mình quay lại và hoàn thành nốt Đại học.

Thực ra mình bỏ nhiều thứ hàng ngày. Tức là mỗi ngày bỏ đi một cái nhỏ nhỏ. Nên khi từ “bỏ” bật lên, mình không nghĩ về thứ gì lớn lao, to tát.

Mỗi nỗ lực diễn đạt đều lagrave một nỗ lực phải bỏ bớt một phần của migravenh lại Nguồn Cơ Nguyễn cho Vietcetera
Mỗi nỗ lực diễn đạt đều là một nỗ lực phải bỏ bớt một phần của mình lại. | Nguồn: Cơ Nguyễn cho Vietcetera

Ví dụ giả sử như trong cuốn sách Ôm phản lao ra biển, mình viết về chuyện mình bị trĩ rồi ngắm nghía con chim của mình. Nghe thì buồn cười và vô thưởng vô phạt thế thôi, nhưng để kể được câu chuyện đấy, mình phải bỏ bớt liêm sỉ đi, bỏ bớt phép lịch sự đi. Nói thẳng là bỏ cả cái mặt của mình đi.

Những cái nhỏ nhỏ như thế nằm khắp nơi trong cuốn sách.

Mỗi nỗ lực diễn đạt đều là một nỗ lực phải bỏ bớt một phần của mình lại.

Đôi khi mình nhìn thấy ai đấy đang bỏ một cái gì đấy, nhưng bản thân họ lại trải qua một hành trình khác hẳn. Ví dụ như dự án Toa Tàu, người ngoài nhìn vào là thấy…bỏ, là dừng lại…

Với mình Toa Tàu là hành trình trọn vẹn, có khởi đầu và kết thúc. Nó là một toa tàu, cho nên nó có ga xuất phát và có ga đến. Thời điểm tàu đến vào ga cuối là vào năm 2018, sau hành trình Gieo một tháng xuyên Việt mang những trải nghiệm nghệ thuật đến cộng đồng.

Bản thân sáng tạo là câu chuyện tập hợp năng lượng. Đủ thì tạo ra format, hình hài. Khi hết rồi thì tan ra, đợi một format tiếp theo, một hình hài tiếp theo.

Việc của chúng ta không phải là thấy nó đang tan ra thì cố gắng giữ lại.

Thực hành #bỏ rất gần với hành trình thực hành sáng tạo. Chúng ta không chọn nhặt cái gì lên hay bỏ cái gì xuống, mà chúng ta đi theo một luồng năng lượng.

Như khinh khiacute cầu nếu muốn được bay cao phải bỏ dần đi caacutec bao caacutet2

Nhưng chúng ta đều đang nói về từ “bỏ” theo hướng chủ động: ta chọn để bỏ nó. Với nhiều người, nó là sự bị động. Có cái bỏ nào của anh là bị động không?

Có chứ.

Quay lại hai năm mình không làm gì ở Huế, thì cảm giác nặng nề nhất, là cảm giác mình trở nên vô dụng.

Trước đó mình là người làm nhiều việc và cực kỳ năng động. Ngay khi rơi vào hành trình không làm gì cả, hình ảnh của bản thân là một người năng động, có ích, các thứ căn tính mình tự trao cho mình…, chúng trở thành một khối ở trong lòng.

Cái “khối” đó nó ngồi đấy và nó không được thoả mãn. Nhưng mình muốn bỏ nó đi mà không được. Và nó hành hạ mình.

Đến một thời điểm mình biết mình phải bỏ khối này đi. Vì nếu không mình sẽ không thể làm gì tiếp theo được, bất kể thứ tiếp theo là điều gì. Cái khối cũ này chỉ là một quán tính, một thứ mình từng tin là đúng.

Một trong cái cách mình bỏ nó mà mình rất khuyên dùng, là lao đầu vào làm một việc không liên quan gì cả. Lúc ấy mình giúp em gái xây một quán cà phê, là những việc mình chưa bao giờ làm. Lôi đồ gỗ, bản vẽ, suốt 6 tháng lao động chân tay, rất mệt mỏi. Và lúc quay lại thì cái khối kia - cái khối hay đòi hỏi về sứ mệnh, là quán tính, đã biến mất.

Đấy chính là cách bỏ. Thử chuyển hướng, thử nghiệm các thứ mình chưa làm bao giờ.

Bigravea saacutech Ocircm Phản Lao Ra Biển Nguồn Đỗ Hữu Chiacute
Bìa sách Ôm Phản Lao Ra Biển | Nguồn: Đỗ Hữu Chí

Đối nghịch lại với “bỏ” là “được”. Tạm gọi là sau những lần bỏ từ nhỏ đến to, cái được bạn có nhìn thấy rõ ràng không?

Có.

Mỗi lần bỏ được, là mỗi lần thêm “nhẹ”. Nhẹ nhõm và trôi chảy, linh hoạt trong di chuyển là giá trị mà mình luôn mong muốn có trong đời. Nó giống với việc đi khinh khí cầu và chúng ta có những túi cát. Mỗi lần chúng ta thả xuống một túi thì quả bóng lại nhẹ đi một chút và chúng ta lại bay lên. Đối với mình việc thực hành đặt lên, bỏ xuống chính là duy trì sự linh hoạt này.

Còn mọi thứ “được” khác, thực ra là sự nhặt lên. Nhẹ với mình là quan trọng nhất.

Chiacute noacutei về chaacuten
Chí nói về "chán". | Nguồn: Đỗ Hữu Chí

Thế còn việc quay lại thành phố Hồ Chí Minh, bạn gọi là “tạm” quay trở lại đây?

Chúng ta đang tạm ở trên Trái Đất. Não mình hay di chuyển đến sự tuyệt đối bởi vì mình cảm thấy góc nhìn của chúng ta càng rộng càng xa thì chúng ta càng nhìn ngắm được nhiều thứ.

Nếu có một cái tham nào đó, thì mình tham nhất một việc được nhìn ngắm quan sát cách mà mọi thứ diễn ra trên mặt đất. Cái mong muốn nhẹ của mình có lẽ để phục vụ cho mục đích này.

Chuyện tạm ở Sài Gòn cũng thế, có thể ở đây vài tháng, rồi di chuyển sang chỗ khác vài tháng. Một trong những mơ ước từ thời trẻ của mình luôn là được tạm ở chỗ này chỗ kia một chút, nếm cuộc sống ở đó rồi rời đi. Chúng ta cứ rong chơi như thế trên mặt đất thôi.