Tại sao chúng ta tích trữ đồ không dùng đến? | Vietcetera
Billboard banner
Khảo Sát Về Thói Quen Tiêu Thụ Nội DungBắt Đầu
18 Thg 05, 2021
Chất Lượng Sống

Tại sao chúng ta tích trữ đồ không dùng đến?

Hành trình tiến tới sự gọn gàng của bạn có thể bắt đầu từ việc bạn hiểu vì sao mình hay tích trữ đồ.
Tại sao chúng ta tích trữ đồ không dùng đến?

Nguồn: Bích Thủy @salted.evian cho Vietcetera

Lược dịch từ 2 bài viết - "The Many Reasons We Rely Upon Our Clutter" và "15 Great Decluttering Tips", đăng tại blog cá nhân của tác giả Leo Babauta.


Đồ vật không còn công năng thường dễ bỏ đi, nhưng cảm xúc đi kèm với nó thì không. Để mạnh dạn vứt đi những thứ khiến mình rơi tình thế “vứt thì tiếc, giữ lại cũng không dùng đến”, hãy cùng đối diện với những lý lẽ mà chúng ta hay đưa ra cho việc tích trữ đồ đạc.

Cách kiểm soát cảm xúc ảnh hưởng đến thói quen mua và tích trữ đồ

Việc sở hữu nhiều đồ đạc quần aacuteo đồ lưu niệm coacute thể khiến chuacuteng ta coacute cảm giaacutec an toagraven được nacircng cao giaacute trị bản thacircn hay được yecircu thương
Việc sở hữu nhiều đồ đạc, quần áo, đồ lưu niệm có thể khiến chúng ta có cảm giác an toàn, được nâng cao giá trị bản thân, hay được yêu thương.

1. Cảm giác an toàn

Các không gian rộng, và trống trải có thể khiến não bộ kích hoạt chế độ cảnh giác cao, một chế độ đảm bảo sự sống còn đã được “cài đặt” bên trong chúng ta từ thời nguyên thuỷ. Vì vậy, khi có nhiều đồ đạc xung quanh, chúng ta thường cảm thấy an tâm hơn.

Thói quen mới: Học cách chống lại nỗi sợ hãi bằng cách hình dung tình huống giả định. Nếu không có món đồ đó, bạn có xoay sở được với những thứ khác có sẵn không? Bạn có thể nhờ trợ giúp từ ai khác không?

2. Cảm giác hình ảnh và giá trị bản thân được bảo vệ

Ngoài các công năng thực dụng, chúng ta còn dùng quần áo và các phụ kiện thời trang như một phương tiện định hướng cách người khác đánh giá mình.

Thế nhưng, đôi khi điều đó trở thành một nỗi ám ảnh, khiến chúng ta mong muốn sở hữu nhiều quần áo đẹp, thay vì quần áo phù hợp với cơ thể. Trong khi thực tế, không phải ai cũng để ý đến việc bạn đang mặc chiếc áo có hoạ tiết gì, quần màu nào. Họ chỉ có ấn tượng về cảm giác mà tổng thể bộ trang phục đó tạo ra.

Thói quen mới: Ý thức rằng quần áo hỗ trợ cho nhu cầu xã hội của bạn, chứ không hoàn toàn định nghĩa con người bạn. Bạn vẫn có thể có ít đồ, mà vẫn cảm thấy thoả mãn với hình ảnh bản thân.

3. Cảm giác được yêu thương nhờ các hiện vật kỷ niệm

Album ảnh, quà tặng từ người thân, quà lưu niệm... thường gắn liền với những khoảnh khắc đặc biệt trong ký ức của mỗi người. Chúng mang ý nghĩa tượng trưng về tình yêu, niềm cảm mến, sự công nhận của một ai đó.

Nhưng nếu trong bất kỳ trường hợp nào, chúng gây cản trở cho cuộc sống hiện tại của bạn, thì hãy thử tự hỏi, người bạn yêu thương có thích việc bạn khổ sở vì món đồ mà họ tặng bạn không. Nếu câu trả lời là không, hãy mạnh dạn bỏ nó.

Thói quen mới: Không đặt nặng vấn đề ý nghĩa của các đồ vật, mà mua hay tặng những thứ mà bạn hay người nhận không cần đến. Hãy sống thật vui ở khoảnh khắc hiện tại và tạo kỷ niệm đẹp mới với những người thân yêu.

alt
"Động lực" khiến ta tích trữ đồ còn có thể đến từ nỗi sợ đánh mất cơ hội (FOMO), sự chần chừ hay đơn giản là cảm giác thoải mái.

4. Nỗi sợ đánh mất cơ hội (FOMO)

Bằng một cách nào đó, chúng ta tin rằng chỉ cần sở hữu những cuốn sách (chưa từng mở ra đọc), một bộ dụng cụ vẽ (còn chưa bóc tem), và những thứ tương tự, cũng giúp mình trở thành một người tốt hơn, có nhiều niềm vui hơn.

Thế nhưng tất cả những đồ vật ấy đại diện cho sự kỳ vọng, thay vì nhu cầu thực tiễn. Mà kỳ vọng và thực tế không phải lúc nào cũng là một.

Thói quen mới: Hạn chế việc mua, rồi tích trữ đồ chỉ vì nghĩ chúng sẽ mang lại cho bạn một tương lai hoàn hảo nào đó. Nếu bạn đang không dùng đến một món đồ bất kỳ, hãy tặng chúng cho người cần hơn mình.

5. Cảm giác thoải mái tức thời

Khi cảm thấy cô đơn, chán nản, hoặc thất vọng, chúng ta thường xem mua sắm như một liệu pháp tâm lý, bởi việc tiêu tiền mang lại một cảm giác “thành công” nhất định. Bạn cảm thấy thoải mái khi ở bên chúng... cho tới khi bạn chán và thấy chúng không thực sự cần thiết.

Cảm xúc là thứ có thể thay đổi bất kỳ lúc nào. Vì vậy, sự thoải mái cũng có thể nhanh chóng bị thế chỗ bởi cảm giác hối hận.

Thói quen mới: Đối diện với vấn đề và tìm hướng giải quyết chính xác cho nó (thông qua sự trợ giúp từ người khác, nếu cảm thấy quá khó khăn). Khi căng thẳng, chán nản, bạn có thể tâm sự với chính mình bằng cách viết, hoặc "không làm gì".

6. Cảm giác bận rộn

Ngoài việc mua và giữ lại quá nhiều những thứ không cần thiết, cảnh tượng bừa bộn còn có thể xuất phát từ việc trì hoãn công tác dọn dẹp.

Nếu nguyên nhân cho sự trì hoãn của bạn là "không có thời gian", hãy thử dành vài phút để đánh giá lại khối lượng công việc và hiệu quả làm việc của bạn. Có thực sự là bạn bận rộn đến mức đó, hay là vì việc dọn dẹp không có gì thú vị, nên bạn đang tìm một lý do bao biện?

Thói quen mới: Cắt nhỏ khối lượng công việc, bao gồm cả việc dọn dẹp, và giải quyết chúng lần lượt trong ngày. Nhận sự giúp đỡ từ bạn bè hoặc người thân để giúp thói quen này trở nên thú vị hơn.

Một số mẹo giúp bạn bớt tích trữ đồ và gọn gàng hơn

Việc dọn dẹp coacute quy trigravenh rất đơn giản locirci đồ ra rồi sắp xếp lại Thế nhưng vấn đề thường nằm ở những quyết định nhỏ becircn trong Giữ lại caacutei nagraveo Vứt đi caacutei nagraveo Bắt đầu từ đacircu
Việc dọn dẹp có quy trình rất đơn giản: lôi đồ ra, rồi sắp xếp lại. Thế nhưng vấn đề thường nằm ở những quyết định nhỏ bên trong: Giữ lại cái nào? Vứt đi cái nào? Bắt đầu từ đâu?
  • Dọn dẹp trong khoảng 15 phút mỗi ngày, bắt đầu từ cửa ra vào.
  • Sử dụng quy tắc “mua một món, bỏ đi 2 món” (one in, two out). Bất cứ khi nào bạn mang 1 món đồ về nhà, hãy đảm bảo rằng có khoảng 2 món đồ bạn đã có thể bỏ đi, hoặc quyên góp cho người khác.
  • Làm cho không gian trữ đồ của bạn nhỏ hơn (cảm giác thiếu thốn một chút sẽ khiến bạn cân nhắc nhiều hơn khi muốn cho thêm đồ vào).
  • Tạo một chiếc “hộp một-năm” (one-year box) để đựng tất cả những món đồ mà bạn không chắc mình muốn bỏ đi. Niêm phong nó và ghi hạn sử dụng 1 năm. Khi đến hạn mà bạn vẫn không cần mở nó ra, hãy tặng chiếc hộp đó.
  • Lập một danh sách những món đồ “Không cần - Không muốn” để sử dụng như một lời nhắc cho bạn khi đi mua sắm.
  • Khi bạn phân vân không biết có nên giữ lại một món đồ, nhất là khi bạn có một mối ràng buộc tình cảm với món đồ đó, hãy nhờ người khác (người mà bạn tin tưởng!) giúp bạn đánh giá.