Ngày còn nhỏ, Tết với tôi là những bữa cơm đủ món, những phong bao lì xì đỏ tươi, những ngày về quê cùng gia đình quây quần bên nồi luộc bánh chưng…
Lớn hơn một chút, tôi bỗng nhận ra, đằng sau những bữa cơm đầy đặn xuyên suốt mùa Tết, một căn nhà sạch tinh tươm cùng những cây đào, cây quất và quà bánh tươm tất là hình ảnh các bà, các mẹ, các dì cặm cụi sắm sửa, nấu nướng, dọn rửa. Bữa này qua bữa khác, ngày này qua ngày khác, vậy là hết Tết.
Vì sao Tết nhiều việc thế?
Nhiều năm trở lại đây, “sợ Tết" bỗng trở thành cảm giác chung của nhiều người. Đường phố tắc nghẹt, các công việc dồn lại trước kỳ nghỉ, áp lực phải có một diện mạo hoàn hảo cho dịp Tết, hay những việc truyền thống như dọn nhà, sắm Tết…
Tết là dịp để ăn ngon, mặc đẹp, đồng thời là sự khởi đầu cho niềm tin và hy vọng vào một mùa màng bội thu. Công việc dọn dẹp và trang hoàng nhà cửa ngày Tết không chỉ là vệ sinh không gian sống, nó còn giúp xóa bỏ lo âu, phiền não của năm cũ và chào đón phúc lộc tràn đầy.
Tết cũng có hàng chục món phải nấu, từ mua nguyên liệu cho đến chế biến đều khá công phu. Mâm cỗ Tết cầu kỳ bởi mỗi món ăn lại mang một ý nghĩa khác nhau… Những mâm cỗ được chuẩn bị kỹ càng vừa để thể hiện lòng kính trọng với ông bà, tổ tiên, vừa là nơi để gia đình sum họp bên nhau.
Trước Tết chuẩn bị vất vả, những ngày ăn uống, thăm nom, dọn rửa trong Tết cũng lại trở thành những ngày lao động thay vì thật sự nghỉ ngơi. Đó là những nguyên do khiến không ít người có tâm lý “Đang yên đang lành tự nhiên Tết”.
Từ đâu mà phụ nữ cứ đến Tết là tất bật hơn cả?
Định kiến việc nhà luôn dành cho phụ nữ có ở khắp nơi từ Đông sang Tây. Câu “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm" được truyền qua nhiều thế hệ, vô tình tạo nên những định kiến với cả nam và nữ. Một nghiên cứu thực hiện trên 54.000 trẻ em tại 16 quốc gia chỉ ra rằng, các bé gái, từ 8 - 12 tuổi, có xu hướng dành thời gian để làm việc nhà nhiều hơn các bé trai.
Tuy trong xã hội hiện đại, công việc trong gia đình của người phụ nữ không còn quá vất vả như xưa, việc chăm sóc con cái, bếp núc trong gia đình người phụ nữ vẫn nắm vai trò chủ chốt. Trong cuộc sống thường nhật, phụ nữ thường là người chăm lo nhà cửa, phụ nữ Việt Nam dành trung bình 20.2 giờ/tuần để lo việc nội trợ. Và con số này tăng lên gấp nhiều lần khi Tết đến.
Áp lực của nội trợ không chỉ đến từ chính những công việc đó, mà còn đến từ gánh nặng nhận thức. Để nấu được một mâm cỗ Tết, những người phụ nữ đã phải tính toán kỹ lưỡng từ trước đó về thực đơn, nguyên liệu, cách thức nấu và sắp xếp thứ tự ưu tiên để mọi thứ cùng hoàn thành đúng lúc. Những “phép tính” chìm này là thứ vô hình nhưng lại thực sự khiến phần “lo toan” cho việc nhà Tết càng nặng hơn với phụ nữ.
Mỗi người mỗi việc, cho Tết thêm tròn
Tết vốn là của tất cả mọi người. Mỗi thành viên trong gia đình đều có thể góp một phần “sức lực" để tham gia vào những hoạt động ngày Tết, vừa giúp những người phụ nữ của mình bớt gánh nặng với những lo toan bận rộn, vừa cùng nhau tạo niềm vui trong dịp lễ này.
Tặng quà Tết
Việc lựa chọn những món quà để trao tặng vào dịp Tết cũng khiến chúng ta phải suy nghĩ và cân nhắc rất nhiều cả về hình thức, ý nghĩa của món quà và cũng như khía cạnh tài chính. Có những cách khác nhau để cả người tặng lẫn người nhận tìm thấy niềm vui trong món quà và trong việc tặng quà.
Để tặng quà Tết không còn là gánh nặng
Dọn nhà
Dọn dẹp và trang hoàng nhà cửa ngày Tết luôn là một khối lượng công việc khổng lồ. Đầu tiên, hãy chia sẻ với nhau xem ai giỏi việc gì, ai thích việc gì và ai đang phải “ôm đồm" nhiều việc nhất. Sau đó lên danh sách những việc cần làm theo khu vực, với mỗi việc hãy liệt kê thật chi tiết những việc nhỏ đi kèm.
Đừng để việc nhà trở thành một áp lực mà hãy coi đó là hoạt động chung của gia đình ngày Tết, giúp thư giãn và giải tỏa căng thẳng.
Những "ngóc ngách" trong nhà mà có thể rất lâu rồi bạn chưa dọn
Nấu nướng
Nếu một người không giỏi bếp núc thì có thể rửa bát và lo những việc cần nhiều sức lực hơn như mua cây cảnh, sắm quà Tết, tiếp khách… Nếu trẻ nhỏ chưa làm được những việc phức tạp, hãy để con lau nhà hoặc trang trí nhà cửa. Ba mẹ cũng có thể hướng dẫn con làm mâm cỗ Tết với những việc đơn giản như rửa rau hoặc trang trí món ăn.
Bữa ăn gia đình liệu còn cần thiết trong cuộc sống hiện đại?
Giải trí
Tết đúng là bận rộn và vội vã, nhưng đừng quên đây cũng là dịp để cả gia đình cùng quây quần và chia sẻ với nhau khoảnh khắc chuyển giao giữa năm mới và năm cũ, để cùng hướng đến những điều tốt lành phía trước.
Bạn có thể tất bật dọn dẹp và nấu nướng vào ban ngày, nhưng khi đến tối, hãy cùng tặng cho mình thời gian nghỉ ngơi và giải trí bên người thân với những bộ phim về tình cảm gia đình ngày Tết.
Kết
Năm nào cũng vậy, Tết chỉ có vỏn vẹn vài ngày ngắn ngủi. Sau một năm dài, cả gia đình mới có dịp được quây quần ấm cúng bên nhau. Việc cùng nhau chia sẻ những công việc nhà ngày Tết vừa giúp mọi người trong gia đình được gắn kết hơn, vừa mang đến không khí ấm áp, tròn vẹn hơn cho dịp lễ này.
Vượt một hành trình dài, chuyến xe Home Love đã mang một mùa Tết tròn vẹn đến với các em bé tại Khao Mang, Mù Cang Chải. Home Love - dự án ra đời từ sự sẻ chia, là một trong những hoạt động chính trong hành trình vì cộng đồng của công ty Tài chính số Home Credit tại Việt Nam. Tết 2023, hãy cùng Home Credit lan tỏa yêu thương, và tựu chung một mùa Tết tròn Tết vui tại đây nhé!